banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Công trình khoa học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
(www.phatminh.com) Ngày 9/4, Đức tuyên bố bắt tay vào nghiên cứu xây dựng một khu chứa chất thải phóng xạ vĩnh viễn, một trong những vấn đề từng gây tranh cãi trong chính phủ nước này suốt 3 thập kỷ qua.

Theo kế hoạch, Chính phủ Đức sẽ thành lập một ủy ban gồm các chuyên gia khoa học vào cuối năm 2015 và đến năm 2031 có thể hoàn tất việc nghiên cứu một khu vực ngầm thích hợp dưới lòng đất.

Công trình dự kiến được xây dựng vào năm 2040 này có thể chôn vĩnh viễn một cách an toàn chất thải phóng xạ từ tất cả các nhà máy điện hạt nhân của Đức.

Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn

Tuy nhiên, tranh cãi lớn nhất hiện nay vẫn là vị trí có thể chứa được hàng nghìn tấn chất thải phóng xạ thải của các nhà máy điện hạt nhân trong nhiều thập kỷ.

Hiện Đức chỉ có một khu vực chứa chất thải phóng xạ tạm thời tại Gorleben thuộc bang Lower Saxony ở miền Bắc nước này và kể từ những năm 1980, khu vực này thường xuyên xảy ra các cuộc biểu tình lớn nhằm ngăn chặn việc vận chuyển chất thải phóng xạ từ nhiều nơi đến đây.

Trước đó, Bộ trưởng Môi trường Đức Peter Altmaier đã trình một đề xuất, vừa được các nhà lãnh đạo thuộc các chính đảng lớn trong quốc hội và chính phủ nước này thông qua, theo đó khởi động việc nghiên cứu vị trí chứa chất thải phóng xạ cùng với kế hoạch thành lập ủy ban gồm 24 chuyên gia thực thi các kế hoạch của chính phủ.

Ủy ban trên sẽ gồm nhiều thành phần từ các nhà khoa học, các nhà hoạt động chống hạt nhân, đại diện các nghiệp đoàn đến nghị sỹ quốc hội.

Bộ Môi trường Đức ước tính chi phí cho việc nghiên cứu dự án trên sẽ tiêu tốn khoảng 2 tỷ euro (2,6 tỷ USD).

(Nguồn: Vietnam+ )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Câu chuyện về CRISPR: Từ vi khuẩn đến phát kiến vĩ đại của thế kỷ 21 (11/1/2016)
Mỹ công bố lập khu bảo tồn biển lớn nhất thế giới (27/6/2014)
Khách sạn được xây dựng hoàn toàn từ muối (2/6/2014)
Kjørbo - tòa nhà thân thiện với môi trường nhất thế giới tại Na Uy (26/5/2014)
Top 10 thiên đường biển đẹp mê hồn trên thế giới (20/5/2014)
Thư viện quốc gia Chile - Thư viện lớn nhất Mỹ La tinh (19/5/2014)
Al Fayah - Công viên được xây dựng bên dưới lòng sa mạc (26/4/2014)
Trung Quốc xây kính viễn vọng lớn nhất thế giới (25/4/2014)
10 công trình nổi tuyệt đẹp trên thế giới (23/4/2014)
4 ứng dụng giúp tiết kiệm chi phí đổ nhiên liệu (11/4/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Sừng tê giác hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh (15/4/2013)
EADS lùi ngày phóng vệ tinh viễn thám của Việt Nam (12/4/2013)
NASA tuyển được “thợ săn hành tinh” mới (10/4/2013)
Cẩn trọng khi dùng hộp xốp đựng thức ăn nóng (8/4/2013)
Sử dụng bọt nano để chế tạo áo giáp (6/4/2013)
Phát minh ra chương trình ”đọc”, nắm bắt giấc mơ (6/4/2013)
Chỉ dự báo được bão từ trước... 30 phút (4/4/2013)
Sản xuất rượu vodka từ... sữa bò (3/4/2013)
Tìm thấy đáp án cho nghịch lý ở Nam Cực (3/4/2013)
Chế tạo thành công pin mặt trời hữu cơ từ thực vật (2/4/2013)
Lần đầu tiên mổ tim bằng nội soi ở Việt Nam (30/3/2013)
Trà, cà phê có thể kích hoạt gen gây ung thư (30/3/2013)
Khám phá thủy cung lớn nhất thế giới (28/3/2013)
Áo khoác tàng hình (28/3/2013)
Điều khiển tủ lạnh bằng kính (27/3/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Kjørbo - tòa nhà thân thiện với môi trường nhất thế giới tại Na Uy
Sản xuất rượu vodka từ... sữa bò
Top 10 thiên đường biển đẹp mê hồn trên thế giới
Khách sạn được xây dựng hoàn toàn từ muối
Trung Quốc xây kính viễn vọng lớn nhất thế giới
Al Fayah - Công viên được xây dựng bên dưới lòng sa mạc
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt