banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Công trình khoa học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Sừng tê giác hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh
(www.phatminh.com) Các nghiên cứu khoa học đều chứng minh, sừng tê giác hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh giống như những lời đồn đoán.

Sừng tê giác chữa bách bệnh?

sừng tê giác, nghiên cứu, thuốc, Nam Phi, y học, Trung Quốc, không có tác dụng
Tê giác lớn một sừng (Rhinoceros unicornis), tại Vườn quốc gia Chitwan, Nepal.

Sừng tê giác được coi là một vị thuốc thần diệu của y học cổ truyền Trung Quốc. Hàng ngàn năm, y học cổ truyền Trung Quốc dùng sừng tê để chữa một số lớn các bệnh có phổ rộng bất thường từ sôi bụng đến ung thư, thậm chí cả bệnh do ma quỷ ám. 

Do ảnh hưởng của Trung Quốc, người Việt Nam cũng cho là như vậy. Khi các đất nước này còn nghèo, không ai nghĩ đến sừng tê giác, nhưng kinh tế phát triển, xuất hiện nhiều người giàu có, thị trường tiêu thụ sừng tê giác bỗng hồi sinh.

Theo sách kinh điển của Y học Trung Hoa là “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân, được dịch vào năm 1931 ghi lại 1597 dược liệu thì sừng tê giác đã được coi là chữa bách bệnh. Trớ trêu thay, có vẻ như tác dụng thần hiệu của sừng tê giác không đề cập một câu nào đến một căn bệnh là mục tiêu chính làm các “đại gia” tìm đến nó là chữa các bệnh giảm ham muốn tình dục.

Mặc dù Trung Quốc là một nước đã ký kết Công ước thế giới về buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) và cấm kinh doanh sừng tê giác năm 1993, nhưng điều tra mức độ săn trộm tê giác hiện tại cho thấy rằng ở nước này việc sử dụng sừng tê giác không suy giảm.

Vậy sừng tê giác có tác dụng chữa bệnh như người ta vẫn đồn đoán?

Đưa sừng tê giác vào phòng thí nghiệm

Trong một nỗ lực để bác bỏ những tính chất chữa bệnh thần kỳ gán ghép cho sừng tê giác, các khà khoa học đã đưa sừng tê giác vào phòng thí nghiệm y học.

Việc thử nghiệm tác dụng trị liệu của sừng tê giác đã được thực hiện vào năm 1983 do các nhà nghiên cứu tại Hãng dược phẩm hàng đầu Hoffmann-LaRoche, và sau đó 25 năm là một nghiên cứu của Hội Động vật học London. Cả hai nghiên cứu đi đến kết luận tương tự: sừng tê giác không chứa các hoạt chất đặc biệt nào có khả năng trị bệnh.

Ngoài ra, một công trình nghiên cứu khác nữa do các nhà khoa học Trường ĐH Trung Quốc ở Hong Kong vào năm 1990. Mặc dù các nhà khoa học ở đây cố gắng chứng minh “một cái gì đó sâu sắc” của Y học cổ truyền Trung Hoa nhưng vẫn không thể tìm ra một bằng chứng hỗ trợ nào cho tính chữa bệnh của sừng tê giác.

Năm 1983Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN) công bố kết quả của nghiên cứu dược lý mà các nhà khoa học đã tiến hành tại Phòng thí nghiệm của Công ty dược phẩm Hoffmann-LaRoche trên Tạp chí The Environmentalist. 

Nghiên cứu "không tìm thấy bằng chứng nào chứng tỏ sừng tê giác có tác dụng chữa bệnh dù dễ nhất như hạ sốt”. "Sừng tê giác về bản chất hoá học giống như chiếc móng tay, được làm bằng tóc kết bó lại với nhau mà thôi". Đó là kết luận của nghiên cứu khoa học.

Các thử nghiệm khẳng định rằng “không có khả năng hạ sốt, không có khả năng chống viêm, không có khả năng giảm đau, không có khả năng chống co thắt, không có khả năng làm lợi tiểu” mà cũng “chẳng có tác dụng diệt vi khuẩn gây mưng mủ và vi khuẩn đường ruột” .

Tiến sĩ Arne Schiotz của WWFkết luận: "Điều này chứng tỏ rằng sừng tê giác là không mang lại lợi ích cho bất cứ ai, trừ người chủ ban đầu của nó mà thôi”.

Tất cả chỉ là huyền thoại

Phân tích khoa học đã khẳng định rằng coi sừng tê giác là một thần dược chỉ là huyền thoại, nhưng huyền thoại ấy vẫn tồn tại ở hàng triệu người. Vì sao vậy ?

Đơn giản là vì người tiêu dùng sừng tê giác không truy cập vào thông tin chính xác.


(Nguồn: vietnamnet )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Câu chuyện về CRISPR: Từ vi khuẩn đến phát kiến vĩ đại của thế kỷ 21 (11/1/2016)
Mỹ công bố lập khu bảo tồn biển lớn nhất thế giới (27/6/2014)
Khách sạn được xây dựng hoàn toàn từ muối (2/6/2014)
Kjørbo - tòa nhà thân thiện với môi trường nhất thế giới tại Na Uy (26/5/2014)
Top 10 thiên đường biển đẹp mê hồn trên thế giới (20/5/2014)
Thư viện quốc gia Chile - Thư viện lớn nhất Mỹ La tinh (19/5/2014)
Al Fayah - Công viên được xây dựng bên dưới lòng sa mạc (26/4/2014)
Trung Quốc xây kính viễn vọng lớn nhất thế giới (25/4/2014)
10 công trình nổi tuyệt đẹp trên thế giới (23/4/2014)
4 ứng dụng giúp tiết kiệm chi phí đổ nhiên liệu (11/4/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
EADS lùi ngày phóng vệ tinh viễn thám của Việt Nam (12/4/2013)
NASA tuyển được “thợ săn hành tinh” mới (10/4/2013)
Cẩn trọng khi dùng hộp xốp đựng thức ăn nóng (8/4/2013)
Sử dụng bọt nano để chế tạo áo giáp (6/4/2013)
Phát minh ra chương trình ”đọc”, nắm bắt giấc mơ (6/4/2013)
Chỉ dự báo được bão từ trước... 30 phút (4/4/2013)
Sản xuất rượu vodka từ... sữa bò (3/4/2013)
Tìm thấy đáp án cho nghịch lý ở Nam Cực (3/4/2013)
Chế tạo thành công pin mặt trời hữu cơ từ thực vật (2/4/2013)
Lần đầu tiên mổ tim bằng nội soi ở Việt Nam (30/3/2013)
Trà, cà phê có thể kích hoạt gen gây ung thư (30/3/2013)
Khám phá thủy cung lớn nhất thế giới (28/3/2013)
Áo khoác tàng hình (28/3/2013)
Điều khiển tủ lạnh bằng kính (27/3/2013)
Biển quảng cáo biến không khí thành nước (26/3/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Kjørbo - tòa nhà thân thiện với môi trường nhất thế giới tại Na Uy
Sản xuất rượu vodka từ... sữa bò
Top 10 thiên đường biển đẹp mê hồn trên thế giới
Khách sạn được xây dựng hoàn toàn từ muối
Trung Quốc xây kính viễn vọng lớn nhất thế giới
Al Fayah - Công viên được xây dựng bên dưới lòng sa mạc
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt