Giáo
sư Adam Egri thuộc Trường ĐH Lorand Eotvos (Hungaria) cùng các đồng
nghiệp đã nghiên cứu vấn đề này và đi đến kết luận rằng những vết vằn
xen kẽ nhau trên thân ngựa vằn là để bảo vệ cho nó khỏi bị các côn trùng
hút máu tấn công.
Họ quyết định kiểm tra lại một giả
thuyết cách nay đã 80 năm cho rằng ngựa vằn làm các con mòng hút máu chú
ý đến ít hơn nhiều so với những con ngựa một màu.
Những vằn đen trắng trên mình những chú ngựa vằn
giúp chúng chống lại những côn trùng hút máu.
Điều này liên quan đến những đặc tính về
thị giác của côn trùng. Chính sự xen kẽ giữa các vạch đen và trắng làm
côn trùng “tha cho” đến ngựa vằn vì hiệu ứng phân cực ánh sáng.
Các vạch trắng và đen phản chiếu ánh
sáng tới theo các độ phân cực khác nhau. Do thị giác kém phát triển,
không bóc tách được các tia trong một chùm sáng khiến côn trùng bị rối
trí, mất sự định hướng không gian và không thể bay đến đúng mục tiêu để
đốt.
Để kiểm tra giả thuyết này bằng thực
nghiệm, các nhà nghiên cứu đã dùng các khay chứa bả độc, để bẫy loài
mòng hút máu. Họ đặt bẫy ở các trang trại chăn nuôi gần Budapest. Những
khay đen được phủ các dải băng có hoa văn trắng, mảnh hoặc dày, song
song hoặc giao nhau.
Các thí nghiệm chứng tỏ rằng, mòng ít
thích các băng mảnh hơn băng dày, và khay có băng song song bẫy được ít
mòng hơn những băng giao nhau. Điều quan trọng nhất mà các nhà nghiên
cứu phát hiện ra là chính các khay đặt các dải băng càng giống với bộ da
ngựa vằn bao nhiều thì càng ít bẫy được mòng bấy nhiêu.
Những con vật bị mòng đốt thường bị
truyền những bệnh chúng mang theo và thường làm con vật bị mòng đốt bị
chết. Rõ ràng là ở châu Phi có một thực tế là những con vật có bộ da
loang lổ dễ dàng sống sót hơn những loài bộ da chỉ một màu. Các nhà khoa
học Cộng hòa Séc cũng cho rằng giả thuyết liên quan đến côn trùng không
chỉ giải thích cho cơ hội sống sót của ngựa vằn mà còn của nhiều loài
vật khác nữa.
Còn có nhiều lý thuyết khác để giải
thích sự xuất hiện các vết vằn vện trên da ngựa vằn. Một giả thuyết cho
rằng sự vằn vện để giúp loài ngựa này dễ ngụy trang, hòa mình vào các
trảng cỏ mọc cao hàng thước.
Giả thuyết khác lý giải các vạch trên da
ngựa vằn tạo ảo ảnh quang học để đánh lừa các loài ăn thịt. Giả thuyết
thứ ba cho rằng ngựa vằn dùng các vằn vện để điều chỉnh nhiệt độ, song
tất cả những giả thuyết ấy đều không thể chứng minh một cách logic.