1. Trai ngựa vằn Loài
trai ngựa vằn bé nhỏ hiện đang phủ kín hệ thống sông ngòi tại Bắc Mỹ.
Với tốc độ sinh sản khủng khiếp, mỗi cá thể có thể đẻ đến hàng triệu
trứng một năm. Chúng vắt cạn chất dinh dưỡng và các vi sinh vật trong
nước, gây thiệt hại nghiêm trọng với rất nhiều loài, trong đó bao gồm
các loài không xương sống nhỏ, cá và chim.
Trai ngựa vằn còn gây hại vì khả năng bám chặt. Chỉ cần 1 vật cứng
như chân vịt, vỏ tàu, động cơ, ống dẫn nước, thậm chí cả sinh vật khác
như tôm, rùa… ở trong nước trong vòng 20 giây, chúng sẽ lập tức bám dính
lấy, gây thiệt hại cho người dân.
2. Cá đuối gai độc mũi bò
Từ
khi loài người săn bắt và hạn chế số lượng của cá mập, loài cá có gương
mặt khá ngộ này phát triển bùng nổ trên khắp các bờ biển của châu Mỹ,
thậm chí đã đến tận ven biển phía Tây châu Phi. Với số lượng khổng lồ,
chúng càn quét trai, sò, hàu… ở những nơi chúng đi qua.
Do số lượng tăng trưởng quá nhanh, các
quan chức ở Mỹ đã có ý tưởng khá độc đáo: đưa loài cá này vào trong
thực đơn, đồng thời mở một chiến dịch PR rầm rộ về vị của nó. Tuy nhiên,
nhiều người nhận xét, món cá không thực sự ấn tượng.
3. Mối Formosan
Mối Formosan có nguồn gốc từ châu Á, du nhập vào Mỹ cuối Thế chiến
thứ II và có sức phá hoại rất lớn. Có hàng triệu con mối Formosan cư trú
trong 1 chiếc tổ, một năm chúng có thể ăn đến 450 kg gỗ. Đáng sợ hơn,
chúng có thể cắn xuyên qua bê tông và nhựa, dẫn đến những vụ nổ ống dẫn,
gây thiệt hại rất lớn.
4. Sâu róm sồi
Với 63.000 sợi lông
chứa độc tố, sâu róm sồi có vẻ ngoài khá đáng sợ. Những sợi lông phát
tán trong không khí có thể gây hen suyễn, mù lòa, trầy xước, gây sốc cho
những người mẫn cảm, thậm chí tử vong. Trái đất nóng lên đồng nghĩa
với việc sâu róm sồi phát triển và lây lan nhanh hơn. Ngoài ra, chúng
còn miễn nhiễm với nhiều loại thuốc trừ sâu phổ biến.
5. Lợn rừng hoang dã
Trọng lượng khoảng
180kg, lợn rừng hoang dã ít nhiều gây hoang mang cho những kẻ săn mồi.
Lợn là loài ăn tạp nên chúng ăn hầu như tất cả mọi thứ. Chúng phá hủy
mọi thứ như mùa màng, giao thông, ao hồ, đồng thời hủy diệt hệ sinh thái
vì chúng ăn tất cả - chim, bò sát, ếch nhái, các động vật không xương…
6. Bọ xít
Có nguồn gốc từ châu Á nhưng bọ xít
xuất hiện tại Mỹ vào năm 1998 và có lẽ vì mùi hôi rất khó chịu nên
chúng không có kẻ thù trong tự nhiên. Hệ quả là số lượng bọ xít ra tăng
rất nhanh, gây ra rất nhiều thiệt hại nghiêm trọng như phá hoại mùa
màng, vườn trái cây.
7. Ngỗng Canada
Từng bị coi là tuyệt chủng
vào những năm 1960, sau nhiều nỗ lực nhân giống và chăm sóc, ngày nay,
loài ngỗng khổng lồ đã thoát khỏi bờ vực tuyệt chủng với số lượng lên
đến hàng triệu con. Tuy nhiên, chúng bắt đầu gây ra nhiều phiền toái và
đe dọa hệ sinh thái. Với số lượng quá đông, lãnh thổ của chúng trải
dài khắp Bắc Mỹ, điều này khiến những loài chim khác không thể xâm nhập
lãnh thổ và bị lỡ cơ hội sinh sản.
Không chỉ có vậy, chúng còn tác động đến ngành hàng không, gây thiệt
hại lên đến hơn 600 triệu USD (khoảng 12.480 tỷ VNĐ) mỗi năm do ngỗng
bay mắc vào động cơ máy bay. Ngoài ra, một trung tâm giải trí đã phải
đóng cửa vì lượng phân ngỗng quá lớn. |