banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Góc nhìn 360° > Thiên nhiên Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Trao giải Oscar cho động vật
(phatminh.com) Tạp chí Livesience đã sử dụng tất cả các hạng mục của giải Oscar để bình chọn cho động vật, côn trùng và sinh vật trên hành tinh của chúng ta.

Hiệu ứng kỹ xảo: Giải thưởng này được trao cho con vật có khả năng phát quang hoặc các tài năng khác ấn tượng nhất.

Danh sách đề cử: mực phát sáng Taningia Danae, cá phát sáng Blackdragon và mực trong suốt Japetella heathi.

Và động vật chiến thắng là ... Japetella heathi. Bạch tuộc sống dưới đáy biển sâu này có khả năng tuyệt vời trong việc chuyển đổi từ trong suốt sang mờ đục và ngược lại. Trong điều kiện bình thường, con bạch tuộc có thể nhìn xuyên thấu, có lẽ là để bảo vệ chúng khỏi bị phát hiện. Nhưng khi ánh sáng phát quang chạm vào chúng thì ngay lập mực Japetella heathi trở nên mờ đục, để ngăn ngừa một ánh sáng chói như gương cảnh báo kẻ thù về sự tồn tại của chúng. 


Con công, ứng viên cho giải thưởng diễn viên chính xuất sắc nhất

Âm thanh tốt nhất: Giải thưởng kỹ thuật này được trao cho con vật có âm thanh chuẩn nhất.

Ứng viên: rệp nước với cơ quan sinh dục phát ra âm thanh lớn kinh ngạc, tồm bọ ngựa California, ếch nhạc Emei với các giai điệu tình yêu mượt mà.

Và động vật chiến thắng là ... rệp nước. Sinh vật ồn ào này là loài côn trùng có âm thanh lớn nhất so với kích thước cơ thể trong số các loài trên trái đất. Rệp nước đực chà sát bộ phận sinh dục của nó vào các vết lằn trên cơ thể để tạo nên các giai điệu giao phối để lấn át đối thủ.

Biên tập âm thanh: Giải thưởng này dành cho động vật có tiếng kêu tuyệt vời nhất

- Đề cử: cá piranha, cá heo, sư tử

- Và động vật chiến thắng là... cá heo. Cá heo ở biển thường bắt chước âm thanh của các loài khác. Gần đây, một đàn cá heo nuôi nhốt ở Pháp được phát hiện đang phát ra âm thanh của cá voi trong khi chúng đang ngủ - âm thanh mà chúng chỉ có thể nghe được từ băng ghi âm tại khu vực chúng đang sinh sống.

Âm nhạc hay nhất: Giải thưởng này dành cho động vật có giai điệu du dương nhất

-Đề cử: khỉ Philippine, ếch nhạc Emei, và các voi lưng gù.

Và động vật chiến thắng là... các voi lưng gù. Loài cá này phát ra âm thanh một cách khó khăn, nhưng giai điệu mà chúng phát ra cực kỳ đa dạng nhưng có quy tắc nhằm chuyển tải thông tin. 


Cá hàm đen cẩm thạch

Hoá trang: Giải thưởng này dành cho sinh vật có khả năng thay đổi ngoại hình để thích nghi với hoàn cảnh tốt nhất.

Đề cử: cá hàm đen cẩm thạch với khả năng bắt chước một con bạch tuộc bắt chước con cá, ốc sên đất Napaeus barquini với khả năng dùng địa y nguỵ trang, và mực nang - có thể bắt chước cả màu sắc và kết cấu của môi trường xung quanh của nó.

Và người chiến thắng là ... cá hàm đen cẩm thạch. Loài cá này có khả năng “diễn” đa chiều, bắt chước của kẻ bắt chước.

Thiết kế trang phục : Giải thưởng này dành cho động vật có ngoại hình rực rỡ nhất.

-Đề cử: Các loài ếch phi tiêu độc, với các đốm sáng rực rỡ trên da để cảnh báo các loài săn mồi về độc tính của nó; con công với bộ lông nhiều màu sắc và óng ánh, và tôm harlequin với những màu sắc trông như chú hề.

Và động vật chiến thắng là ... tôm harlequin. Những động vật ăn thịt này được nhiều gười đam mê cá cảnh nuôi, nhưng chế độ ăn uống của chúng khiến người người nuôi phải giữ chúng trong điều kiện nuôi nhốt cẩn thận, vì chúng chỉ ăn con sao biển sống.

Nam/nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất: Giải thưởng này dành cho động vật có hành vi loài kỳ lạ nhất

Đề cử: cá bảy màu, tinh trùng bọ cánh cứng lặn (vâng, đây không phải động vật), và rắn chuông gỗ

Và động vật chiến thắng là…rắn chuông gỗ. Rắn chuông gỗ có vẻ là loài lãnh đạm, nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy chúng thực chất cũng khá hoà đồng với những cá thể cùng loài.

Diễn viên chính xuất sắc nhất: Giải thưởng này dành cho con vật đực có màn giao phối đẹp nhất


Chim ôtit


Ứng viên: con công với màn biểu diễn bộ lông vũ sặc sỡ, chim ôtit với “tiết mục” vui nhộn khi vừa chạy vừa giao phối và tung một tấm chắn bằng lông để che mặt và chạy khắp xung quanh khi chẳng nhìn thấy gì; chim ruồi với màn biểu diễn xoay chiếc đuôi dài để gây ấn tượng với chim đực.

Và động vật chiến thắng là…chim ôtit. Cuộc cạnh tranh giải thưởng này vô cùng gay cấn, và Viện hàn lâm động vật không hay trao giải cho màn hài kịch, nhưng chim ôtit xứng đáng với giải thưởng này.

Nữ diễn viên xuất sắc nhất

Trong tự nhiên, các con cái không “hào nhoáng” như con đực, nhưng giải thưởng này vẫn được trao cho con cái có màn trình diễn giao phối đẹp nhất.

Đề cử: bươm bướm (khi trời mát mẻ, bươm bướm cái chạy theo con đực để giao phối), chim rẽ nước Wilson (chuyển đổi vai trò giao phối thông thường để chủ động “đi tìm cọc”), khỉ bonobo (tình dục chỉ là một trong các hoạt động nhóm)
Và động vật chiến thắng là… chim rẽ nước Wilson. Con chim rẽ nước cái khoe khoang địa điểm đang có mồi ngon và xù lông để thu hút chim đực. Khi đã “cưa” được con đực, chim cái bảo vệ bạn tình một cách sốt sắng bằng cách bảo vệ quanh tổ trong khi chim đực chăm sóc con nhỏ.

Phim hay nhất: Giải thưởng danh giá nhất dành cho sinh vật đóng góp câu chuyện hay nhất trong năm.

Đề cử: kiến thây ma (trở nên nghiện xác chết khi bị tấn công bởi loại nấm điều khiển tâm trí), rết nhiều chân phát sáng (tiết ra chất xi-a-nua ngọt để hạ gục kẻ thù); và cá mập một mắt Cyclops.

Và động vật chiến thắng là…cá mập Cyclops. Rết và kiến lúc nào cũng thế, nhưng bào thai kỳ lạ của cá mập này chỉ có một, hoặc ít nhất là cực kỳ hiếm. Biết rằng bào thai cá mập này rất khó sống sót bên ngoài dạ con của mẹ, nhưng nó cũng đáng được trao bức tượng nhỏ của Viện hàn lâm.
(Nguồn: ĐVO )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Choáng với giống chuối khổng lồ cực hiếm  (20/12/2015)
4 loại cây dễ trồng khiến muỗi “kinh sợ” (20/12/2015)
Cây 9550 tuổi cổ nhất thế giới có từ kỷ Băng Hà  (20/12/2015)
Những điều kỳ thú trong thế giới thực vật (20/12/2015)
Trứng gà nhỏ nhất thế giới (16/7/2015)
Sự giống nhau giữa trí tuệ của tinh tinh và người (16/7/2015)
Vì sao cá heo hay cưỡi trên lưng cá voi? (16/7/2015)
Bão Thần Sấm đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ (17/7/2014)
Tác hại của nguồn nước ô nhiễm (17/7/2014)
Những loài thực vật kỳ lạ nhất thế giới (12/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Rùa có hai đầu và sáu chân (27/2/2012)
Trời đang xuống gần đất hơn (25/2/2012)
Ảnh đẹp: 10 hình ảnh kinh điển trên trái đất (25/2/2012)
Ốc đảo ngầm dưới sa mạc khô cằn nhất thế giới (25/2/2012)
Thằn lằn ”cầu vồng” lộ diện tại Campuchia (24/2/2012)
Phát hiện loài dơi mới ở Việt Nam (24/2/2012)
“Lăng nhăng” do thời tiết thay đổi (24/2/2012)
Tại sao da hổ có sọc? (22/2/2012)
Dê thay đổi tiếng kêu theo môi trường (22/2/2012)
Thế giới có tháng Một nóng kỷ lục (21/2/2012)
Rắn quý hiếm Việt sinh sản ở khu bảo tồn của Nga (21/2/2012)
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD (20/2/2012)
Điều lạ bên trong khu vườn hoàng gia cổ đại (20/2/2012)
Biến đổi khí hậu: Những nguy cơ hiện hữu (20/2/2012)
Cá biển là con cháu của cá sông? (20/2/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Trứng gà nhỏ nhất thế giới
1001 kiểu sinh sản kỳ lạ của động vật
Nắp ấm Thorel xuất hiện lại ở Việt Nam sau hơn 100 năm
Mực khổng lồ dài 4 mét
Sự giống nhau giữa trí tuệ của tinh tinh và người
Nhật tìm thấy nguồn đất hiếm khổng lồ dưới biển
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt