Turing cho rằng những mô hình lặp lại trên
da, lông động vật được tạo thành bởi một cặp tạo hình kết hợp với nhau
như một chất hoạt hóa và một chất ức chế.
Giờ đây, các nhà nghiên cứu ở ĐH Hoàng gia London chứng minh được lý
thuyết của nhà giải mật mã nổi tiếng bằng các thí nghiệm có thể đóng góp
đáng kể cho nền y học phục hồi.
Những sọc vằn trên da hổ được tạo nên bởi một cặp tạo hình. (Nguồn ảnh: Daily Mail)
Để thử nghiệm lý thuyết này, các nhà khoa học đã nghiên cứu sự phát triển của vết gợn trên mũi chuột.
Khi nghiên cứu trên tế bào phôi thai chuột, nhóm nhà khoa học phát hiện
một cặp tạo hình kết hợp với nhau để quyết định vị trí tạo thành các vệt
gợn. Những hóa chất này kiểm soát hoạt động của nhau, kích hoạt và ức
chế việc tạo ra và mô hình các vết gợn.
Turing là người đã giải những mật mã bí mật của quân đội Đức được tạo
nên bởi chiếc máy Enigma nổi tiếng. Đóng góp này đã giúp quân đội Anh
chiến thắng trên chiến trường Thái Bình Dương. Công trình của Turing đã
đặt nền tảng cho việc tạo ra máy tính hiện đại, vì thế ông được tạp chí
Time đưa vào danh sách 100 người quan trọng nhất của thế kỷ 20.
Tuy nhiên, Turing bị chính phủ Anh phớt lờ một cách đáng xấu hổ, vì thế
ông tự vẫn vào năm 1954 sau khi bị kết tội đồng tính và bị buộc phải sử
dụng liệu pháp hormone.
Năm 2009, Thủ tướng Anh Gordon Brown thay mặt chính phủ chính thức đưa
ra một lời xin lỗi rõ ràng đến Turing vì những cáo buộc “kinh hoàng” và
“hoàn toàn không công bằng” mà ông phải chịu đựng.
|