banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Góc nhìn 360° > Thiên nhiên Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Người nhường đất cho hổ
(phatminh.com) Toàn bộ một làng trong khu bảo tồn thiên nhiên tại Ấn Độ được chuyển tới vị trí khác để mở rộng vùng sinh sống của hổ.

AFP dẫn lời ông R.S. Shekhawat, giám đốc khu bảo tồn hổ Sariska ở bang Rajasthan, cho biết toàn bộ dân của làng Umri trong khu bảo tồn vừa tái định cư ở một nơi nằm bên ngoài khu bảo tồn vào tuần trước. Đây là một trong những nỗ lực nhằm ngăn chặn đà giảm số lượng hổ trong bang.

“Quá trình tái định cư diễn ra với sự hợp tác của các hộ gia đình. Nó sẽ giúp chúng tôi tạo ra một không gian sống an toàn và phù hợp đối với loài hổ. Cả chính phủ và chính quyền địa phương đều theo đuổi chủ trương này”, Shekhawat phát biểu.

Shekhawat nói mỗi hộ gia đình được đền bù một triệu rupee (20.274 USD) bằng tiền mặt hoặc tiền mặt và đất để dựng nhà mới.

Một
Một con hổ Bengal tại Ấn Độ. Ảnh: indiantraveljourney.com.

Ấn Độ là nơi sinh sống của khoảng 50% số lượng hổ trên toàn thế giới. Số lượng hổ tại Ấn Độ đang giảm mạnh do nạn săn trộm, hoạt động buôn lậu và nạn phá rừng.

Khu bảo tồn Sariska nằm trong dãy núi Aravalli và cách thủ đô New Delhi chừng 167 km. Chỉ có khoảng 4 con hổ đang sống trong khu bảo tồn.

Chính quyền địa phương sẽ tiếp tục đưa người dân trong khu bảo tồn ra ngoài trong thời gian tới, Shekhawat cho hay. “Chúng tôi muốn đưa tất cả dân ra khỏi khu bảo tồn vào năm 2013”, ông nói.

Giới chức Ấn Độ đã thực thi hàng loạt biện pháp nhằm ngăn chặn đà suy giảm số lượng hổ trong thời gian qua. Tháng trước chính phủ thông báo lực lượng đặc nhiệm vũ trang sẽ được triển khai trong các rừng nhiệt đới ở phía nam Ấn Độ để ngăn chặn những thợ săn bắt và giết hổ.

Số lượng hổ tại Ấn Độ vào khoảng 40.000 con năm 1947. Nhưng tới năm 2011 con số đó chỉ còn là 1.706.

(Nguồn: Vnexpress )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Choáng với giống chuối khổng lồ cực hiếm  (20/12/2015)
4 loại cây dễ trồng khiến muỗi “kinh sợ” (20/12/2015)
Cây 9550 tuổi cổ nhất thế giới có từ kỷ Băng Hà  (20/12/2015)
Những điều kỳ thú trong thế giới thực vật (20/12/2015)
Trứng gà nhỏ nhất thế giới (16/7/2015)
Sự giống nhau giữa trí tuệ của tinh tinh và người (16/7/2015)
Vì sao cá heo hay cưỡi trên lưng cá voi? (16/7/2015)
Bão Thần Sấm đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ (17/7/2014)
Tác hại của nguồn nước ô nhiễm (17/7/2014)
Những loài thực vật kỳ lạ nhất thế giới (12/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Mưa tuyết kỷ lục đe dọa các di tích lịch sử Italy (17/2/2012)
Tìm thấy chú cá “nóng” sống ở Nam cực (16/2/2012)
Loài chim nặng 25g bay tới 29.000km để tránh rét (16/2/2012)
Cánh dơi có khả năng tự lành (15/2/2012)
LHQ cảnh báo các thách thức môi trường thế kỷ 21 (15/2/2012)
IUCN, MFF tài trợ bảo vệ rừng ngập mặn tại Nam Định (15/2/2012)
Rắn đực tìm bạn tình giao phối bằng cách nào? (14/2/2012)
Chó hiểu và biết con người muốn gì (14/2/2012)
Sư tử châu Phi làm quen với tuyết lạnh ở Canada (13/2/2012)
Thực hư mối đe dọa của sứa (13/2/2012)
”Hiện tượng La Nina sẽ chấm dứt trên toàn cầu” (13/2/2012)
Nga tiếp cận thành công vùng hồ bí hiểm nhất thế giới (11/2/2012)
Mực nước biển toàn cầu dâng ngày càng cao (11/2/2012)
Sông Dương Tử của Trung Quốc ô nhiễm nặng nề (10/2/2012)
Tiếng ồn của tàu làm cá voi “đau đầu” (10/2/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Trứng gà nhỏ nhất thế giới
1001 kiểu sinh sản kỳ lạ của động vật
Nắp ấm Thorel xuất hiện lại ở Việt Nam sau hơn 100 năm
Mực khổng lồ dài 4 mét
Sự giống nhau giữa trí tuệ của tinh tinh và người
Nhật tìm thấy nguồn đất hiếm khổng lồ dưới biển
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt