banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Góc nhìn 360° > Thiên nhiên Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
IUCN, MFF tài trợ bảo vệ rừng ngập mặn tại Nam Định
(phatminh.com) Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN) và Chương trình Rừng ngập mặn vì tương lai (Mangrove for the future - MFF) vừa quyết định tài trợ gần 20.000 USD cho dự án Xây dựng và triển khai mô hình cộng đồng (đặc biệt là đối tượng phụ nữ) sử dụng khôn khéo và bền vững tài nguyên thủy sản dưới tán rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định.

Rừng ngập mặn ở Vườn quốc gia Xuân Thủy.
Rừng ngập mặn ở Vườn quốc gia Xuân Thủy.

Theo ông Nguyễn Viết Cách, Giám đốc Vườn quốc gia Xuân Thủy, dự án nhằm tạo lập cơ chế đồng quản lý tài nguyên thủy sản dưới tán rừng ngập mặn và đất ngập nước khu vực Vườn quốc gia Xuân Thủy, góp phần thực hiện chiến lược bảo tồn và phát triển bền vững cho khu vực.

Dự án được triển khai trong năm 2012 với nhiều hoạt động như khảo sát đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên thủy sản của cộng đồng địa phương; xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích và cộng đồng trách nhiệm trong sử dụng tài nguyên đất ngập nước, với sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng địa phương thông qua các chuỗi đối thoại và tham vấn cộng đồng; thể chế hóa quy chế này và tổ chức phổ biến, thực hiện, giám sát đánh giá tác động của quy chế; tuyên truyền các hình thức khai thác bền vững thủy sản dưới tán rừng cho phụ nữ thông qua Hội Phụ nữ và các ấn phẩm truyền thông; nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên - chủ nhân tương lai của rừng ngập mặn, về các vấn đề liên quan.

Khu vực Vườn quốc gia Xuân Thủy có diện tích rừng ngập mặn rộng gần 3.000ha và gần 10.000ha đất ngập nước. Hàng ngày, hàng trăm người trong đó đa phần là phụ nữ nghèo vào đây khai thác thủy sản.

Đặc biệt, vào lúc cao điểm của mùa vụ khai thác ngao giống và cua bể giống, số người tham gia khai thác nguồn lợi thủy sản ở đây lên tới hàng nghìn người mỗi ngày.

Hoạt động này đã tạo ra những tác động tiêu cực như làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng hệ sinh thái rừng ngập mặn và ảnh hưởng đến sinh kế của cộng đồng dân cư địa phương sống lệ thuộc vào nguồn tài nguyên thủy sản ở đây.

(Nguồn: Vietnam+ )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Choáng với giống chuối khổng lồ cực hiếm  (20/12/2015)
4 loại cây dễ trồng khiến muỗi “kinh sợ” (20/12/2015)
Cây 9550 tuổi cổ nhất thế giới có từ kỷ Băng Hà  (20/12/2015)
Những điều kỳ thú trong thế giới thực vật (20/12/2015)
Trứng gà nhỏ nhất thế giới (16/7/2015)
Sự giống nhau giữa trí tuệ của tinh tinh và người (16/7/2015)
Vì sao cá heo hay cưỡi trên lưng cá voi? (16/7/2015)
Bão Thần Sấm đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ (17/7/2014)
Tác hại của nguồn nước ô nhiễm (17/7/2014)
Những loài thực vật kỳ lạ nhất thế giới (12/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Rắn đực tìm bạn tình giao phối bằng cách nào? (14/2/2012)
Chó hiểu và biết con người muốn gì (14/2/2012)
Sư tử châu Phi làm quen với tuyết lạnh ở Canada (13/2/2012)
Thực hư mối đe dọa của sứa (13/2/2012)
”Hiện tượng La Nina sẽ chấm dứt trên toàn cầu” (13/2/2012)
Nga tiếp cận thành công vùng hồ bí hiểm nhất thế giới (11/2/2012)
Mực nước biển toàn cầu dâng ngày càng cao (11/2/2012)
Sông Dương Tử của Trung Quốc ô nhiễm nặng nề (10/2/2012)
Tiếng ồn của tàu làm cá voi “đau đầu” (10/2/2012)
Nhật Bản vẫn tìm kiếm nạn nhân sóng thần (9/2/2012)
Phát hiện quần thể sò dưới đáy biển sâu 5600m (9/2/2012)
Châu Á sẽ đâm vào châu Mỹ (9/2/2012)
Khỉ chống lạnh bằng rượu vang (8/2/2012)
Chuẩn bị khai phá hồ nước nguyên thủy 20 triệu năm tuổi (7/2/2012)
Phát hiện bọ cạp hiếm tại Việt Nam (6/2/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Trứng gà nhỏ nhất thế giới
1001 kiểu sinh sản kỳ lạ của động vật
Nắp ấm Thorel xuất hiện lại ở Việt Nam sau hơn 100 năm
Mực khổng lồ dài 4 mét
Sự giống nhau giữa trí tuệ của tinh tinh và người
Nhật tìm thấy nguồn đất hiếm khổng lồ dưới biển
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt