banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Góc nhìn 360° > Thiên nhiên Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
“Lăng nhăng” do thời tiết thay đổi
(phatminh.com) Khí hậu thay đổi thất thường có thể là nguyên nhân dẫn đến sự phản bội bạn tình, ít nhất là đối với trường hợp của chim chóc.

Khí hậu thay đổi bất thường đã đẩy chim chóc vào tình cảnh phải ngủ lang một cách bất đắc dĩ. Kết quả nghiên cứu mới của Đại học bang North Carolina (Mỹ) cho thấy hành động phản bội ở loài lông vũ có thể là do chúng nỗ lực tìm cách thu thập nhiều loại gene cho thế hệ sau trong bối cảnh tương lai bất định. Nếu tình hình khí hậu biến động như một số mô hình dự đoán, các loài chim có thể phải xoay xở để tồn tại bằng cách ngoại tình với nhiều đối tác khác nhau.

Chim chóc thay đổi hành vi kết đôi vì ảnh hưởng khí hậu
Chim chóc thay đổi hành vi kết đôi vì ảnh hưởng khí hậu

Nhiều loài chim thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng, có nghĩa là chúng cặp đôi và chung sống với nhau trong ít nhất một mùa giao phối và nhiều cặp quay lại vào mùa sau từ năm này sang năm khác. Khi chim non ra đời, các chim cha mẹ phối hợp với nhau để chăm sóc đứa con chung cho đến khi chúng rời tổ. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới cho thấy những loài chim tưởng chừng như chung thủy nhất cũng có xu hướng thay lòng đổi dạ. Khi các chuyên gia thực hiện việc kiểm tra gene ở chim non, họ phát hiện nhiều con thực ra là hậu duệ của chim đực khác chứ không phải là con cái của chim đang đóng vai trò bố hiện tại. Chim chóc cũng có chuyện “ly dị”, theo kết quả nghiên cứu trong nhiều năm. Trong trường hợp đường ai nấy đi, các đối tượng kết đôi thành công trong một năm, nhưng năm sau lại chọn bạn tình khác.

Để xác định điều gì khiến các loài chim nổi tiếng là chung thủy vào con đường của kẻ lừa dối và lang thang vô định, chuyên gia về tiến hóa sinh học Carlos Botero (Đại học bang North Carolina) và đồng sự Dustin Rubenstein đã thu thập hơn 400 cuộc nghiên cứu về hành động phản bội và ly dị ở hơn 200 loài chim trên khắp thế giới. Họ dồn hết thông tin vào một cơ sở dữ liệu lớn và bắt đầu tìm kiếm mẫu số chung. Khi thời tiết trở nên hay thay đổi và khó đoán, chim chóc nhiều khả năng đi kiếm đối tượng mới, theo báo cáo trên chuyên sanPLoS ONE. Chiến lược này cũng có cái lý của nó, như chuyên gia Botero giải thích. Chim có mỏ lớn và nặng dễ dàng chọc thủng được hạt có vỏ dày, một đặc điểm cho phép chúng sống được ở khu vực khô hạn. Nhưng mỏ lớn như vậy khiến chúng khó khăn khi di chuyển, nhất là ở những nơi mưa nhiều. Nếu thời tiết tiếp tục diễn biến khó đoán, lúc nắng nhiều, lúc mưa dầm, chim mái sẽ chọn chiến lược lý tưởng nhất. Chúng sẽ giao phối với nhiều con trống khác nhau để thu thập những gene tốt nhất cho con mình. Con trống cũng hành xử y như vậy.

Phát hiện trên cho thấy ảnh hưởng khó thấy của tình trạng thay đổi khí hậu đến hành vi của động vật, theo nhà điểu cầm học Mike Webster của Đại học Cornell (Mỹ). Thay vì đề cập đến những dấu hiệu dễ thấy như sự thay đổi lượng mưa, sông băng tan chảy… nghiên cứu của nhóm Botero đã nêu bật tầm quan trọng trong việc xác định những hiện tượng phức tạp hơn xảy ra dưới ảnh hưởng của tình trạng ấm lên toàn cầu. Điều thú vị là chuyên gia Botero cho rằng nghiên cứu của ông cũng có thể được dùng để giải thích thử tại sao con người đôi khi lạc lối. Có thể thay đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng chút ít đến nhân sinh hiện tại như mưa bão và cảm cúm, mà ảnh hưởng gián tiếp của nó đến thị trường chứng khoán hoặc các chỉ số kinh tế khác cũng có thể tạo nên tác động không mong muốn cho đời sống con người.

(Nguồn: Thanh Niên )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Choáng với giống chuối khổng lồ cực hiếm  (20/12/2015)
4 loại cây dễ trồng khiến muỗi “kinh sợ” (20/12/2015)
Cây 9550 tuổi cổ nhất thế giới có từ kỷ Băng Hà  (20/12/2015)
Những điều kỳ thú trong thế giới thực vật (20/12/2015)
Trứng gà nhỏ nhất thế giới (16/7/2015)
Sự giống nhau giữa trí tuệ của tinh tinh và người (16/7/2015)
Vì sao cá heo hay cưỡi trên lưng cá voi? (16/7/2015)
Bão Thần Sấm đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ (17/7/2014)
Tác hại của nguồn nước ô nhiễm (17/7/2014)
Những loài thực vật kỳ lạ nhất thế giới (12/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Tại sao da hổ có sọc? (22/2/2012)
Dê thay đổi tiếng kêu theo môi trường (22/2/2012)
Thế giới có tháng Một nóng kỷ lục (21/2/2012)
Rắn quý hiếm Việt sinh sản ở khu bảo tồn của Nga (21/2/2012)
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD (20/2/2012)
Điều lạ bên trong khu vườn hoàng gia cổ đại (20/2/2012)
Biến đổi khí hậu: Những nguy cơ hiện hữu (20/2/2012)
Cá biển là con cháu của cá sông? (20/2/2012)
Khói bụi cháy rừng là sát thủ với nhân loại (20/2/2012)
Thả 37 cá thể động vật quý hiếm về thiên nhiên (18/2/2012)
Người nhường đất cho hổ (17/2/2012)
Mưa tuyết kỷ lục đe dọa các di tích lịch sử Italy (17/2/2012)
Tìm thấy chú cá “nóng” sống ở Nam cực (16/2/2012)
Loài chim nặng 25g bay tới 29.000km để tránh rét (16/2/2012)
Cánh dơi có khả năng tự lành (15/2/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Trứng gà nhỏ nhất thế giới
1001 kiểu sinh sản kỳ lạ của động vật
Nắp ấm Thorel xuất hiện lại ở Việt Nam sau hơn 100 năm
Mực khổng lồ dài 4 mét
Sự giống nhau giữa trí tuệ của tinh tinh và người
Nhật tìm thấy nguồn đất hiếm khổng lồ dưới biển
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt