banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Góc nhìn 360° > Thiên nhiên Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Hải cẩu có thể tuyệt chủng do biến đổi khí hậu
(phatminh.com) Các nhà nghiên cứu ở đại học Duke của Mỹ nhận thấy băng tại khu vực sinh sản của loài hải cẩu này đang giảm khoảng 6% mỗi thập niên trong vòng 30 năm qua.

Hải cẩu phụ thuộc vào các tảng băng trên biển để sinh nở vào tháng 2 và 3.
Hải cẩu phụ thuộc vào các tảng băng trên biển để sinh nở vào tháng 2 và 3.

Các nhà khoa học này cho rằng, trong vài năm gần đây, toàn bộ hải cẩu con sinh trong năm có thể đã chết. Dù loài này không phải ít nhưng tương lai của chúng lại phụ thuộc vào cách chúng thích nghi với những thay đổi khí hậu mới.

David Johnston, dẫn đầu nhóm nghiên cứu phát biểu trên tạp chí PloS One rằng: “Hầu hết mọi nghiên cứu của chúng ta về băng và thay đổi khí hậu ở Bắc Cực đều tập trung vào việc xem xét số lượng băng tối thiểu hàng năm vào tháng 9, nhưng loài hải cầu này lại dùng băng trên biển theo mùa vào tháng 2 và 3. Và có rất ít nghiên cứu xem điều gì xảy ra đối với chúng”.

Khu vực sinh sản quan trọng nhất của loài này nằm dọc vịnh St Lawrence, ở bờ biển phía đông của Canada. Năm 2007, một báo cáo của chính phủ Canada kết luận số lượng loài hai cẩu này chết đang ở mức cực cao ở vịnh phía nam do các tảng băng còn rất ít.

Hải cẩu Bắc cực cũng thường sinh sản ở Biển Trắng, phía tây bắc Nga. Các nhà nghiên cứu của trường đại học Duke cũng cho thấy số lượng các hải cẩu con chết vì mắc cạn thay đổi theo số lượng băng vào tháng 2 và 3 được đo bởi các vệ tinh. Nó cũng thay đổi theo sự dao động bắc đại tây dương, sự tuần hoàn khí hậu xảy ra hàng năm.

Các nghiên cứu về gene chỉ ra rằng một số hải cẩu có thể di chuyển giữa hai khu vực sinh sản là Nga và Canada. Và gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện thấy những nhóm hải cẩu đang trong giai đoạn sinh nở xuất hiện ở các tảng băng ven biển xung quanh Greenland, nơi chúng thường không đến đẻ. Điều này cho thấy khu vực sinh sản của chúng đang hướng về phía bắc khi khí hậu của vùng xung quanh bắc cực ấm lên. Việc di chuyển lên phía bắc có thể làm cho hải cẩu chạm trán thường xuyên với gấu bắc cực, một loài vật ăn thịt hàng đầu ở đây.

“Nếu chúng ta muốn loài vật này sống sót, chúng ta phải biết trước khí hậu sẽ ảnh hưởng ra sao đến dân số loài hải cẩu này”, tiến sĩ Johnston nói trên BBC.

Trung tâm dữ liệu về băng tuyết của Mỹ cho thấy trong suốt mùa đông hiện nay, các vùng bị băng che phủ gần như tương tự những gì đã thấy ở năm 2007, năm có số lượng khu vực băng che phủ thấp nhất theo ghi nhận của vệ tinh kể từ năm 1979.

(Nguồn: Xã luận )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Choáng với giống chuối khổng lồ cực hiếm  (20/12/2015)
4 loại cây dễ trồng khiến muỗi “kinh sợ” (20/12/2015)
Cây 9550 tuổi cổ nhất thế giới có từ kỷ Băng Hà  (20/12/2015)
Những điều kỳ thú trong thế giới thực vật (20/12/2015)
Trứng gà nhỏ nhất thế giới (16/7/2015)
Sự giống nhau giữa trí tuệ của tinh tinh và người (16/7/2015)
Vì sao cá heo hay cưỡi trên lưng cá voi? (16/7/2015)
Bão Thần Sấm đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ (17/7/2014)
Tác hại của nguồn nước ô nhiễm (17/7/2014)
Những loài thực vật kỳ lạ nhất thế giới (12/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Ảnh vũ trụ tuần qua (9/1/2012)
Chùm ảnh mưa sao băng đầu tiên trong năm 2012 (7/1/2012)
Cá heo quý xuất hiện tại Kiên Giang (6/1/2012)
“Kỹ nghệ” tàng hình của bạch tuộc ở Indonesia (6/1/2012)
10 pha hành động ngoạn mục của chim (6/1/2012)
Những bức ảnh thiên nhiên đẹp nhất tháng 12/2011 (5/1/2012)
Hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc co lại (5/1/2012)
Chuột đá Lào: Còn nhiều bí ẩn chờ khám phá  (5/1/2012)
Tử vong vì ăn phải nấm mũ tử thần (4/1/2012)
Loài rắn đẹp nhất thế giới (4/1/2012)
Tê giác Sumatra ở Malaysia được kết đôi để nhân giống (4/1/2012)
Đười ươi xài iPad (4/1/2012)
Thả rùa Quản Đồng quý hiếm về với đại dương (3/1/2012)
Đầu bếp tinh tinh siêu đẳng (31/12/2011)
Đảo mới mọc lên giữa Biển Đỏ (30/12/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Trứng gà nhỏ nhất thế giới
1001 kiểu sinh sản kỳ lạ của động vật
Nắp ấm Thorel xuất hiện lại ở Việt Nam sau hơn 100 năm
Mực khổng lồ dài 4 mét
Sự giống nhau giữa trí tuệ của tinh tinh và người
Nhật tìm thấy nguồn đất hiếm khổng lồ dưới biển
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt