banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Góc nhìn 360° > Thiên nhiên Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Chó sói giúp bảo vệ loài mèo rừng bị đe dọa
(phatminh.com) Bức tranh đầy phức tạp của các hệ sinh thái thể hiện mối quan hệ tương trợ giữa các loài động vật trên thế giới đã được minh họa trong một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc trường Đại học bang Oregon (Hoa Kỳ) – rằng sự phục hồi số lượng quần thể chó sói sẽ giúp loài mèo rừng Canada (Lynx canadensis) thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Nghiên cứu nhận định, sự biến mất dần của loài chó sói trong thời gian qua đã vô tình giúp cho sói đồng cỏ Bắc Mỹ có cơ hội hoành hành và gia tăng sự đe dọa lên quần thể thỏ giày tuyết – miếng mồi nuôi sống các loài mèo rừng Canada.

“Sự gia tăng số lượng các loài động vật ăn thịt trung gian như sói đồng cỏ Bắc Mỹ thực sự là một vấn đề nghiêm trọng. Hiện số lượng các loài này đã lớn hơn rất nhiều so với thời điểm trước đây, khi loài chó sói từng xuất hiện phổ biến trên hầu khắp nước Mỹ” – Giáo sư William Ripple (Đại học bang Oregon) cho biết.

Mèo rừng Canada
Mèo rừng Canada

Cũng theo Giáo sư, trước khi bị tiêu diệt gần như hoàn toàn, chó sói thường ăn thịt sói đồng cỏ và luôn khiến chúng phải thận trọng, dè chừng về hành vi của mình. Tuy chế độ ăn của sói đồng cỏ khá phong phú, linh hoạt nhưng chúng đặc biệt ưa thích thịt thỏ rừng và đôi khi ăn cả thịt mèo rừng.

Đến năm 2000, sau nhiều thập kỷ bị suy giảm về số lượng do mất nguồn thức ăn và thay đổi môi trường sống – bao gồm trong đó cả yếu tố biến đổi khí hậu, mèo rừng Canada đã chính thức bị liệt vào danh sách loài bị đe dọa.

Tín hiệu đáng mừng xuất hiện tại Vườn Quốc gia Yellowstone (Hoa Kỳ) hiện nay khi loài chó sói dần quay trở lại khiến số lượng sói đồng cỏ lập tức giảm chỉ còn một nửa. Theo đó, quần thể mèo rừng Canada cũng từng bước được phục hồi và có lẽ sớm thôi, mèo rừng Lynx canadensis sẽ ra khỏi danh sách loài bị đe dọa nếu chó sói trở về ngày càng nhiều hơn, và nếu các nhà khoa học sớm tìm ra cách chế ngự, kiểm soát loài động vật này cũng như nhiều loài ăn thịt hàng đầu khác.

(Nguồn: Thiên Nhiên )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Choáng với giống chuối khổng lồ cực hiếm  (20/12/2015)
4 loại cây dễ trồng khiến muỗi “kinh sợ” (20/12/2015)
Cây 9550 tuổi cổ nhất thế giới có từ kỷ Băng Hà  (20/12/2015)
Những điều kỳ thú trong thế giới thực vật (20/12/2015)
Trứng gà nhỏ nhất thế giới (16/7/2015)
Sự giống nhau giữa trí tuệ của tinh tinh và người (16/7/2015)
Vì sao cá heo hay cưỡi trên lưng cá voi? (16/7/2015)
Bão Thần Sấm đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ (17/7/2014)
Tác hại của nguồn nước ô nhiễm (17/7/2014)
Những loài thực vật kỳ lạ nhất thế giới (12/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Hai năm nữa, Trái đất bước vào thời kỳ lạnh giá (7/3/2012)
Vai trò khoa học của phụ nữ ngày càng nâng cao (6/3/2012)
Quá nhiều động, thực vật biến mất do biến đổi khí hậu (6/3/2012)
Bí ẩn sự trỗi dậy của Himalaya (6/3/2012)
“Bướm khổng lồ” được phát hiện tại Malaysia (6/3/2012)
Đại dương đang bị axít hóa với tốc độ nhanh nhất (5/3/2012)
10 loài ”thủy quái” ở Việt Nam (2/3/2012)
Phát sáng để... bị ăn thịt (1/3/2012)
Mỹ can thiệp vào cuộc chiến giữa hai loài cú (1/3/2012)
Loài cá heo huýt sáo để lưu nhớ đặc điểm đồng loại (29/2/2012)
Loài vẹt lãnh cảm, ngờ nghệch với “sex” (29/2/2012)
Động vật bất tử lộ diện (29/2/2012)
Phát hiện 4 loài tắc kè hoa siêu nhỏ tại Madagascar (28/2/2012)
Vòi rồng ’nhảy múa’ cạnh cầu vồng (28/2/2012)
Trao giải Oscar cho động vật (27/2/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Trứng gà nhỏ nhất thế giới
1001 kiểu sinh sản kỳ lạ của động vật
Nắp ấm Thorel xuất hiện lại ở Việt Nam sau hơn 100 năm
Mực khổng lồ dài 4 mét
Sự giống nhau giữa trí tuệ của tinh tinh và người
Nhật tìm thấy nguồn đất hiếm khổng lồ dưới biển
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt