Dẫn nghiên cứu công bố ngày 2/3, phóng viên tại Liên hợp quốc cho biết các đại dương hấp thụ điôxít cácbon (CO2) trong khí quyển và tạo thành axít cácboníc, làm giảm độ pH trong nước biển. Độ pH của các đại dương đã giảm tới 0,1 đơn vị chỉ trong thế kỷ qua, nhanh gấp 10 lần so với thời điểm lịch sử cách đây 56 triệu năm. Nghiên cứu của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc dự báo độ pH ở các đại dương thế giới có thể giảm thêm 0,3 đơn vị nữa trong thế kỷ này. 2 cuộc đại tuyệt chủng khác cách đây 200 triệu năm và 252 triệu năm cũng gắn với tình trạng axít hóa các đại dương
IPCC cảnh báo rằng mặc dù hiện tượng axít hóa các đại dương hiện nay tương đồng với các hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ nhưng không có sự kiện nào trong quá khứ có thể sánh được với những dự báo tương lai về quy mô và tốc độ tình trạng axít hóa đại dương hiện nay. Sự thải CO2 với tốc độ nhanh chưa từng thấy trong lịch sử Trái Đất đang làm mất cân bằng nguy hiểm hoá chất cácbonnát trong các đại dương. Thời kỳ nhiệt độ nóng nhất trong 20.000 năm đầu tiên của kỷ nguyên thứ 3 của Trái Đất đã khiến độ pH của các đại dương giảm 0,45 đơn vị. Các hồ sơ hóa thạch của thời kỳ này cho biết hơn 50% loài sinh vật đơn bào sống ở đáy các đại dương đã bị tuyệt chủng và có thể nhiều loài sinh vật cấp cao hơn trong dây chuyền thực phẩm cũng đã bị chết hàng loạt. Các hồ sơ hóa thạch cũng xác nhận 2 cuộc đại tuyệt chủng khác cách đây 200 triệu năm và 252 triệu năm cũng gắn với tình trạng axít hóa các đại dương. Các nghiên cứu này cảnh báo đại dương bị axít hóa đã đe dọa môi trường sống của nhiều loài sinh vật biển, đặc biệt là các loài nhuyễn thể, các dải san hô và cá hồi đại dương. Các nhà khoa học thuộc Đại học Columbia (Mỹ) đã gắn sự tuyệt chủng ồ ạt của nhiều loài sinh vật biển với hiện trạng axít cao trong nước biển, đồng thời cảnh báo nhiều loài quan trọng đối với con người cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng nếu khí thải công nghiệp gây hiệu ứng nhà kính tiếp tục thải vào khí quyển với tốc độ như hiện nay. |