(phatminh.com) Các trang mạng quốc phòng Trung Quốc đồng loạt ca ngợi biến thể JH-7B, theo đó, loại máy bay này vượt qua Su-34. Có nguồn tin cho biết, có 6 chiếc JH-7B xuất hiện ở đảo Hải Nam.
|
|
Những điểm khác biệt
JH-7B Leopard-III là biến thể được nâng cấp từ JH-7A với nhiều
cải tiến quan trọng, trong đó theo trang mạng Milchina JH-7B là một biến
thể tiêm kích bom có khả năng tàng hình.
JH-7B được phát triển trên cơ sở bộ khung của JH-7A nhưng được kéo dài
hơn để phù hợp với các thiết bị mới. Cụ thể là động cơ mới với lực đẩy
tốt hơn cùng hàng loạt các thiết bị điện tử tiên tiến.
Động cơ mới WS-12B cung cấp lực đẩy tăng lên đến 15% so với động cơ cũ
được trang bị trên JH-7. Lực đẩy tối đa không được công bố, động cơ này
có đường kính lớn hơn nhưng lại ngắn hơn so với động cơ cũ. Động cơ
WS-12B được cho là một nâng cấp trở lại của động cơ WS-12 trước đó đã bị
hủy bỏ do kém chất lượng.
|
JH-7B có thực sự vượt trội so với Su-34 hay không?
|
Thân và cánh của máy bay được thiết gia tăng sử dụng
vật liệu composite, chủ yếu ở hai cánh chính và cánh đuôi đứng, mặc dù
thân máy bay dài hơn nhưng không làm tăng trọng lượng. Thân máy bay được
phủ một lớp sơn đặc biệt có khả năng hấp thu sóng điện từ. Đây chính là
điểm nổi bật để JH-7B có khả năng tàng hình.
Cùng với các sửa đổi tại cánh đuôi đứng và cánh tà, các biện pháp che
chắn hồng ngoại, diện tích phản hồi radar của JH-7B giảm xuống đáng kể,
theo cả chiều dọc và chiều ngang. Mặc dù không công bố chi tiết về RCS
của JH-7B nhưng trang mạng Xinjunshi bình luận, đây là một khả năng chưa
từng có trong khu vực.
Buồng lái của JH-7B được mở rộng hơn, được trang bị nhiều hơn các thiết
bị điện tử tiên tiến. Một radar mãng pha khẩu độ tổng hợp mới cung cấp
khả năng giám sát mặt đất tốt hơn. Một số thông tin cho rằng JH-7B được
trang bị một radar quét mãng pha điện tử chủ động, radar AESA, cung cấp
khả năng giám sát không đối không và không đối đất cùng lúc.
|
JH-7 thao diễn.
|
JH-7B được trang bị các thiết bị giám sát và phát hiện mục tiêu đa chức
năng, thiết bị gây nhiễu radar toàn diện, máy tính mới với bộ vi xử lý
mạnh hơn. Các thiết bị điện tử trên máy bay được nối mạng với nhau thông
qua đường truyền cáp quang tốc độ cao.
Bài viết trên trang Xinjunshi tuyên bố, hiệu suất tổng thể của JH-7B
tăng đến 5 lần so với biến thể trước, và đây “hoàn toàn không phải là sự
cường điệu hóa”.
Còn theo trang mạng Milchina, hiện tại có khoảng 6 mẫu thử nghiệm JH-7B
đang đóng quân trên một căn cứ không quân trên đảo Hải Nam.
Theo đó, rất nhiều thiết bị mới đã được trang bị cho 6 chiếc JH-7B này
để tiến hành các cuộc thử nghiệm đánh giá cuối cùng. Để đảm bảo JH-7B
không xảy ra thiếu sót, Trung Quốc đã đề xuất một cuộc nghiên cứu mới
đối với JH-7B với sự tham gia của Ukraine.
"Su-34 của Trung Quốc và hơn thế"
Không quân Trung Quốc được cho là thiếu các máy bay tấn công tầm xa,
thiếu các máy bay ném bom mới. JH-7B sẽ là một máy bay tấn công và ném
bom chiến thuật, tương tự như vai trò của Su-34 trong không quân Nga.
Trang mạng Milchina gọi JH-7B là "Su-34 của Trung Quốc", ngoài ra còn
không tiếc lời so sánh JH-7B với Su-30 và Su-34, theo đó, máy bay của
Trung Quốc có tầm bay lớn hơn, tải trọng vũ khí cũng lớn hơn. JH-7B còn
có khả năng tàng hình hoàn toàn có thể thực hiện các cuộc xâm nhập mạng
lưới phòng không đối phương đối phương.
Trang mạng Michina dẫn lời các chuyên gia quân sự cũng tiết lộ cấu hình
vũ khí JH-7B gồm một pháo nòng kép 23mm, với tốc độ bắn 6.000 phát/phút.
Dưới cánh và bụng của máy bay được thiết kế tới 15 điểm treo vũ khí,
đây là máy bay thứ 2 sau F-15E của Mỹ có 15 điểm treo vũ khí.
JH-7B có khả năng mang theo tất cả các loại vũ khí có trong trang bị
hiện nay. Từ tên lửa không đối không PL-8, PL-12, đến tên lửa chống hạm
như C-601, C801/802, tên lửa chống tàu Kh-31A của Nga, tên lửa chống
radar Kh-31P, bom thông thường, bom có điều khiển (bằng laser). JH-7B có
khả năng mang tới 4 tên lửa chống hạm YJ-82, thay vì 2 tên lửa như biến
thể cũ.
Đặc biệt JH-7B được trang bị hệ thống chỉ thị và nhắm mục tiêu gắn
ngoài tương tự như hệ thống chỉ thị mục tiêu FLIR được trang bị trên
các chiến đấu cơ của châu Âu. Cung cấp chỉ thị mục tiêu và dẫn hướng
chính xác cho các vũ khí dẫn đường bằng laser, đây là điều khác biệt so
với Su-34 của Nga, trang mạng Milchina bình luận.
Phần mềm điều khiển bay fly-by-wire tiên tiến với 4 kênh tín
hiệu cùng với một hệ thống kiểm soát dự phòng. Bộ vi xử lý trung tâm đạt
tiêu chuẩn MIL-STD -1750A của quân đội Mỹ. Cải thiện đáng kể độ tin cậy
và an toàn trong hoạt động.
Theo dự kiến, Trung Quốc sẽ phát triển tiếp các biến thể mới tiếp theo
là JH-7C với một số cải tiến ở cánh đuôi đứng. Cuối cùng là biến thể
JH-7E đây là biến thể được thiết kế với vai trò tác chiến điện tử chuyên
dụng, tương tự như vai trò của E/A-18G của Hải quân Mỹ.
Kết thúc bài viết của mình các trang mạng quốc phòng Trung Quốc bình
luận, JH-7B là một nhân tố mới trong cơ cấu tác chiến của không quân
Trung Quốc.
Tuy năng lực thực sự của JH-7B vẫn chưa được xác minh rõ ràng nhưng việc
đem so sánh với các hệ thống vũ khí của Nga đã trở thành một truyền
thống trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc. Suy cho cùng đó cũng là
một cách để khuếch trương lòng tự hào dân tộc, cho dù giữa những tuyên
bố và thực tế còn rất khác xa nhau. Không hiểu, khi thiết kế máy bay,
người Nga có cảm thấy cần so sánh sản phẩm của mình với may bay Trung
Quốc hay không?
Quốc Việt (theo Milchina, xinjunshi) |
|
|
|
|
|