banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Tin công nghệ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Toà nhà chọc trời trên biển
(phatminh.com) Tập đoàn Shimizu của Nhật Bản đã đưa ra thiết kế "thành phố nổi" với những điểm ưu việt vượt trội so với các đô thị hiện nay tại triển lãm đại học và cải tiến Nhật Bản.

“Thành phố nổi”


Tập đoàn Shimizu kết hợp cùng các viện nghiên cứu những thách thức về mặt kỹ thuật trong việc xây dựng "thành phố nổi" trên mặt biển với 2 tiêu chí: tự cung tự cấp và thân thiện với môi trường.

"Thành phố nổi" tại Terra firma do nhiều tổ hợp nhỏ nối lại với nhau trên biển. Mỗi tổ hợp này là một khu dân cư, hoặc một quận nổi với bán kính khoảng 1 km, có sức chứa từ 10.000 tới 50.000 người. Các tổ hợp nối lại tạo thành các thành phố có thể cung cấp tới chỗ ở cho 100.000 cư dân.

Các tổ hợp hoặc thành phố đều có tính cơ động rất cao, ghép nối và tách rời một cách dễ dàng.

Tháp trọc trời trên biển

Thiết kế của “thành phố trên mây” (City in the Sky) rất hiện đại và táo bạo, hướng tới mục đích mang lại nơi ở lý tưởng cho nhiều cư dân với yêu cầu khác nhau.

Một thành phố được gọi là một “tế bào”, đa phần cư dân sống tại toàn tháp có chiều cao 1km tại tâm của “tế bào”. Ngoài ra, có những khu nhà nổi nằm ở vòng ngoài của “tế bào” được mang tên “Waterside”. Khu dân cư và dịch vụ chính được nằm ở độ cao trên 700 m để tận dụng nhiệt độ ôn hòa quanh năm (mức nhiệt độ dao động trong khoảng 26 – 28 độ C).

Khi cư dân đã quá đông đúc, các “tế bào” mới sẽ được xây dựng và lắp ghép vào thành phố để mở rộng qui mô.

Phía dưới chân của tòa tháp được bao phủ bởi các thảm cỏ và rừng, vòng ngoài của thành phố có các rừng ngập nước, khu nghỉ dưỡng cao cấp cũng như các vịnh và bãi biển.

Theo các kiến trúc sư, “thành phố trên mây” có thiết kế để “tự cung tự cấp” thức ăn. Các trang trại nuôi trồng và chế biến rau, gia súc được đặt xung quanh không gian gần chân tháp. Ngoài ra, cá và hải sản được đánh bắt từ các khu rừng ngập nước và biển.

Thân thiện với môi trường


Những nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu để thiết kế hệ thống chống ô nhiễm carbon cho các thành phố trong tương lai. Theo thiết kế, lượng khí carbonic thải ra môi trường được giảm 40% dựa vào những phương tiện di chuyển mới. Thêm 30% khí thải sẽ được cắt giảm dựa vào những công nghệ tiên tiến như: vật liệu cách nhiệt tốt, các công trình hoạt động với hiệu năng cao.

Năng lượng mặt trời và thủy năng của biển được chuyển thành điện năng bởi các vệ tinh nhân tạo, nhà máy phát điện gió và thủy năng. Nguồn năng lượng sạch này giúp cắt giảm thêm 30% lượng khí carbonic.

Khối lượng rác thải của "thành phố nổi” được tái chế hoàn toàn và phục vụ cho việc tái tạo năng lượng. Ngoài ra, các nhà thiết kế cũng tạo ra các “đảo thu rác” với mục đích thu hồi rác thải trên biển.

Địa điểm “neo” các “thành phố nổi”

Những "thành phố nổi” được đặt ở vùng xích đạo, do vậy ít phải hứng chịu bão nhiệt đới và thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, những biện pháp an toàn tối đa được trang bị phòng trường hợp xấu có thể xảy ra.

"Thành phố nổi” được “neo trên biển” bằng hệ thống màng chất dẻo gắn vào đáy các vịnh nhân tạo có độ sâu khoảng 10 m. Sự chênh lệch áp suất giữa các vịnh nhân tạo và nước biển giúp màng chất dẻo đóng vai trò như một giảm xóc, hấp thu lực tác động từ các con sóng lớn.

Ngoài ra, một bức tường cao từ 20-30 m được xây dựng bao quanh các hòn đảo nhân tạo để đề phòng các trường hợp xấu nhất.

Thiết kế “Thành phố nổi” đã được trưng bày tại triển lãm đại học và cải tiến Nhật Bản. Theo các nhà thiết kế, “Thành phố nổi” sẽ trôi chứ không được neo cố định trên biển. Tập đoàn Shimizu hi vọng thiết kế sẽ được biến thành sự thật vào năm 2025.

(Nguồn: khoahoc )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Sáng nay hàng loạt thuê bao MobiFone bất ngờ bị mất liên lạc (1/4/2016)
Những điều vi diệu mà bạn không thể tin Google có thể làm (1/4/2016)
Cận cảnh chiếc iPad Pro vàng hồng có camera lồi vừa về Việt Nam (1/4/2016)
Ngắm iPhone 7 tuyệt đẹp với nhiều phiên bản màu mới (1/4/2016)
3 xu hướng công nghệ mới về camera mà smartphone thời nay buộc phải chú ý (21/3/2016)
Đánh giá Galaxy S7 và S7 edge: Kiệt tác gần hoàn hảo (21/3/2016)
Cha đẻ của email vừa qua đời ở tuổi 74 (8/3/2016)
Cây Bonsai bay lở lửng (8/3/2016)
Chiếc áo khoác đặc biệt có thể chịu được nhiệt độ tới -200 độ C (8/3/2016)
Công nghệ camera radar 200 kg thu nhỏ còn như móng tay (8/3/2016)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Robot bay như chim hải âu  (28/7/2011)
HTC ”phản công”, Apple lâm vào thế khó (27/7/2011)
CEO Zuckerberg quyền lực nhất giới truyền thông Anh (27/7/2011)
Thư điện tử cũng gây hại cho cuộc sống và môi trường (27/7/2011)
Nga bước chân vào cuộc đua siêu máy tính (27/7/2011)
Tìm ra phương pháp chế tạo chip 9nm (26/7/2011)
Thử nghiệm mạng WIFI cơ động ở Việt Nam (25/7/2011)
Hệ thống an toàn của Toyota có thể cảm nhận người đi bộ, tránh tai nạn  (25/7/2011)
Laptop MacBook bị tấn công từ... pin (25/7/2011)
Thấy gì từ khả năng kiếm tiền của Apple? (25/7/2011)
Trung Quốc phóng vệ tinh chuyển tiếp dữ liệu (24/7/2011)
Quả cầu bay hỗ trợ công tác cứu nạn (24/7/2011)
20 bộ máy tính để bàn gây sốc nhất (23/7/2011)
Lớp phủ Graphene trên cảm biến đóng vai trò như máy phát điện tí hon (22/7/2011)
Đức phát triển robot tiên tiến nhất trên thế giới (22/7/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Những sản phẩm công nghệ kì lạ của tương lai
Tìm ra phương pháp chế tạo chip 9nm
iPhone 5 sẽ xuất hiện nửa đầu năm sau?
Cha đẻ của email vừa qua đời ở tuổi 74
Trung Quốc tham vọng xây dựng chuẩn kiến trúc CPU riêng
“Choáng” với cấu hình của Sony Xperia Z3X vừa lộ
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt