banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Tin tức > Sự kiện Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Phụ huynh thờ ơ đẩy con đến gần miếng dán gây ung thư
(www.phatminh.com) Không ít lời cảnh báo về tác hại của miếng dán xuất xứ từ Trung Quốc gây vô sinh, ung thư cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn vô tình để con mình tiếp xúc với loại đồ chơi “tử thần” này.

 Hưng khoe với chúng tôi về những miếng dán có hình siêu nhân xuất xứ từ Trung Quốc.
 Hưng khoe với chúng tôi về những miếng dán có hình siêu nhân xuất xứ từ Trung Quốc.

Không khó để thấy những cửa hàng bán miếng dán độc hại ở các cổng trường tiểu học trên địa bàn TP.Hà Nội. Ngay trước cổng trường Tiểu học cơ sở Phương Canh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) là dãy cửa hàng bán đồ chơi cho trẻ em tấp nập người ra vào. Chuẩn bị đến Tết Nguyên đán, những cửa hàng này thi nhau trưng ra các sản phẩm đồ chơi mới, lạ. Trong đó không thể thiếu miếng dán hoạt hình được sản xuất từ Trung Quốc.

Cầm trên tay một túi miếng dán đầy đủ các siêu nhân, nhân vật hoạt hình, Dương Minh Hưng (học sinh lớp 2 trường Tiểu học cơ sở Phương Canh) nói với chúng tôi: “Ở lớp cháu bạn nào cũng chơi miếng dán hình này. Mẹ cho tiền ăn sáng, cháu thường để dành để mua miếng dán đồ chới. Cháu và các bạn thường bóc ra dán vào tay, cặp sách, vở. Bây giờ cháu có đủ bộ nhân vật và vũ khí trong truyện tranh 7 viên ngọc rồng hay nhân vật Bento, Zimba, ông già Noel. Hôm trước cháu đổi với các bạn và tích cóp dần nên có được khoảng gần 100 miếng dán hình của “anh hùng” Songoku”.

dan4-1450487629397

Miếng dán được bày bán rong ở nhiều cổng trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội.

Vì bị các cô giáo cấm mang đồ chơi đến lớp nên chỉ tranh thủ lúc ra chơi, Hưng và các bạn mới dám đem ra để khoe nhau. “Bố mẹ thỉnh thoảng cũng mua cho cháu và em trai cùng chơi”, Hưng nói.

Theo quan sát của phóng viên, túi miếng dán mà Hưng cầm trên tay có đủ loại màu sắc, nhân vật, vũ khí của các bộ phim hoạt hình đang chiếu trên tivi, nhìn rất bắt mắt. Chúng được cắt ra từ những miếng nhựa dẻo, bên trên bề mặt được phủ một lớp sơn bóng in hình khá sắc nét. Mặt sau là lớp keo bám để trẻ có thể dán lên bất cứ vật dụng gì hoặc lên cơ thể mình. Ra đường, không khó để thấy những đứa trẻ dám trên má, chân tay, cặp sách những bông hoa, ngôi sao được cắt ra từ miếng dán “tử thần”.

Để “mê hoặc” học sinh, nhà sản xuất đã sử dụng chiêu trò kích thích sự đua ganh của trẻ em. Theo đó, các miếng dán này được mô phỏng các nhân vật trong truyện tranh hoặc hoạt hình từ cấp độ thấp đến cấp cao. Tuần này họ thiết kế một nhân vật trình độ võ thuật, sức mạnh… thấp rồi càng về sau, các miếng dán có hình nhân vật cấp cao hơn lần lượt xuất hiện. Và học sinh từ đó cứ đua nhau mua nhận vật võ giỏi, nhiều sức mạnh để so sánh. Hoặc miếng dán nhân vật A sẽ “khắc chế” nhân vật B, B khắc C… theo kiểu xoay vòng. Và trẻ cứ chạy theo nhà sản xuất mỗi khi sản phẩm mới được “ra lò”.

dan3-1450487629395

Mặc dù miếng dán được ghi bằng tiếng Anh nhưng lại “made in China”.

Điều khiến chúng tôi cảm thấy khá ngạc nhiên là nhiều bậc phụ huynh tỏ ra rất thờ ơ với những loại đồ chơi được cảnh báo vô cùng độc hại này.

Đang đứng đợi con ở cổng trường Tiểu học cơ sở Xuân Phương, khi chúng tôi nói đến miếng dán độc hại, chị Nguyễn Thanh Mai (29 tuổi, trú Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội) ngỡ ngàng cho biết: “Như vậy thì nguy hiểm quá. Đến nay tôi mới nghe được thông tin này. Tôi có cậu con trai vừa vào lớp 1. Con tôi rất hay đòi mua miếng dán này. Thấy rẻ, cháu lại thích nên tôi hay mua để thưởng khi con được điểm 10. 10.000 đồng có thể mua được một túi gồm hàng chục nhân vật hoạt hình, cháu có thể chơi được mấy tuần. Chơi chán, con tôi dán đầy lên cặp, giá sách và kín cả bàn học”.

dan5-1450487629434

Những miếng dán độc được mô phỏng theo các nhân vật truyện tranh, hoạt hình.

“Thậm chí đứa con gái thứ hai còn thường hay cầm những miếng dán này cho vào miệng. Lát về tôi phải bóc hết tất cả những miếng dán này ném đi. Như thế này chẳng hóa ra là họ sản xuất đồ chơi để giết trẻ con”, phụ huynh này chia sẻ.

Chị  Mai cũng thừa nhận, khi mua những miếng dán hoạt hình này không để ý đến xuất xứ. “Trên bao bì của nó ghi bằng tiếng Anh có tên Coloring. Tôi chỉ đọc lướt qua dòng chữ lớn ở đằng sau có ghi là không cho trẻ con dưới 3 tuổi chơi đồ chơi này. Đến giờ này tôi đọc kỹ thì thấy ghi xuất xứ từ Trung Quốc. Thậm chí sản phẩm còn không có mã vạch, không biết cơ sở nào, tỉnh nào và sản xuất, hết hạn sử dụng là ngày tháng nào”, chị Mai bức xúc.

Không giống như chị Mai, chị Dương Thu Hoài, chủ shop bán giày dép ở chợ Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) biết rõ miếng dán là do người Trung Quốc sản xuất nhưng vẫn mua về cho con chơi.

dan2-1450487629393

Chủ cửa hàng đồ chơi trẻ em đối diện trường Tiểu học cơ sở Phương Canh (Nam Từ Liêm) quảng cáo về những miếng dán.

“Tôi cũng nghe thông tin này loáng thoáng trên ti vi nhưng thấy họ nói là ở nước ngoài. Từ trước đến nay, tôi chỉ nghĩ rằng thực phẩm, trái cây, những thứ ăn vào người được Trung Quốc tuồn sang Việt Nam mới có thể gây ung thư, vô sinh chứ đâu nghĩ miếng dán cho trẻ con cũng độc hại đến vậy”. Được biết, con gái chị Hoài năm nay 5 tuổi, đang học lớp mẫu giáo lớn và cũng là “tín đồ” của loại trò chơi độc hại này.

Chị Hoài cho rằng, trong vấn đề này không thể trách người dân được. Bởi các sản phẩm này đang bày bán tràn lan trên thị trường, có ai cấm đâu. Hơn nữa, không có đồ chơi nước nào rẻ mà lại đẹp giống như đồ chơi Trung Quốc. Hàng Việt Nam hay các nước như Thái Lan, Nhật Bản… luôn có giá cao ngất ngưởng thì làm sao công nhân, người làm thuê đâu dám sờ tới.

Tuấn Hợp

 

 
(Nguồn: http://dantri.com.vn/ )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
FBI bẻ khóa thành công iPhone, sẵn sàng  (1/4/2016)
Cáp quang AAG bảo trì, internet quốc tế chậm vài ngày (8/3/2016)
Chủ tịch Đường sắt: ’Tôi không đổ lỗi cho cấp dưới về chủ trương mua tàu cũ’ (19/2/2016)
Độc, lạ cây mai 50 tuổi hoa mọc thẳng từ... thân (4/2/2016)
Đắk Lắk: Câu được cá lăng khủng dài gần 2 mét trên sông Sêrêpôk (30/1/2016)
Khí lạnh cực mạnh từ Trung Quốc tràn về Việt Nam ngay sát Tết (30/1/2016)
Quảng Ninh: 3 công nhân bị vùi lấp do sạt lở núi đá nghiêm trọng (30/1/2016)
Nghị quyết quan trọng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (30/1/2016)
Tuyết dày 20cm lần đầu xuất hiện tại Nghệ An (26/1/2016)
Khẩn trương điều tra vụ Trung tá CSGT hy sinh khi làm nhiệm vụ vùng băng tuyết (26/1/2016)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Tuyết rơi dày ở Đồng Văn (19/12/2015)
Lan Khuê bất ngờ trượt khỏi top 10 trước đêm Chung kết Hoa hậu Thế giới (19/12/2015)
Hà Nội chuẩn bị khai mạc Lễ hội tuyết chào đón Noel (18/12/2015)
9 địa điểm không nên bỏ qua trong đêm Giáng sinh ở Hà Nội. (18/12/2015)
Facebook ra mắt công cụ tổng kết một năm đã qua (17/12/2015)
Điện hạt nhân và tương lai năng lượng bền vững (17/12/2015)
COP21 đạt được thỏa thuận về khí hậu (17/12/2015)
Jaguar phát triển cột xe nhìn xuyên thấu (16/12/2015)
Những phát minh kỳ cục của người Nhật (16/12/2015)
Lắp camera hiện đại trên 12 km đường đẹp nhất TP HCM (16/12/2015)
100 cánh đồng tiền tỷ của nông dân được vinh danh (16/12/2015)
Chùm ảnh mưa sao băng Geminid 2015 trên toàn cầu (15/12/2015)
Lộ cấu hình Galaxy A9: camera selfie 8 MP, pin 4.000 mAh (15/12/2015)
Microsoft Việt Nam nhận giải cống hiến cho cộng đồng năm 2015 (15/12/2015)
Nhật Bản xác nhận tàu thăm dò Hayabusa 2 đang trên đường tiếp cận thiên thạch JU3 Ryugu (15/12/2015)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Đắk Lắk: Câu được cá lăng khủng dài gần 2 mét trên sông Sêrêpôk
Khí lạnh cực mạnh từ Trung Quốc tràn về Việt Nam ngay sát Tết
Độc, lạ cây mai 50 tuổi hoa mọc thẳng từ... thân
Chủ tịch Đường sắt: 'Tôi không đổ lỗi cho cấp dưới về chủ trương mua tàu cũ'
Cáp quang AAG bảo trì, internet quốc tế chậm vài ngày
Nghị quyết quan trọng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt