banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Sáng chế > Sáng chế của bạn Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Sử dụng vi khuẩn Pseudomonas làm phân bón
(phatminh.com) Các nhà khoa học làm việc tại Đại học Công nghệ Michigan, Hoa Kỳ, nhận thấy vi khuẩn Pseudomonas có khả năng loại bỏ đồng, làm tăng độ màu mỡ của đất tại các vùng đất (trước đây là khu mỏ đồng) đang bị ô nhiễm nặng, giúp cây trồng tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ.

Sử dụng vi khuẩn Pseudomonas làm phân bón
Ảnh minh họa vi khuẩn Pseudomonas.

Khi các thợ mỏ rời khỏi mỏ đồng ở tiểu bang Michigan, Hoa Kỳ, họ đã để lại rất nhiều kim loại màu đỏ (kim loại đồng), vương vãi khắp nơi, làm ô nhiễm đất đai. Chất thải từ các hoạt động khai thác mỏ có chứa dư lượng đồng, độc hại đến mức hầu như không có giống cây trồng nào có thể sống sót được, hậu quả này kéo dài trong nhiều thập kỷ, để lại cảnh tượng mặt đất trơ trụi trải dài trên nhiều cánh đồng thẳng cánh cò bay.

Tuy nhiên, tình trạng này có thể được khắc phục nhờ vào phát hiện của nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Ramakrishna Wusirika, giáo sư khoa học sinh học, làm việc tại Đại học Công nghệ Michigan, Hoa Kỳ: làm thế nào để cây trồng sinh trưởng trong sa mạc chất thải của mỏ đồng và cách thức để loại bỏ một số kim loại đồng đang ngấm trong đất trồng.

Giáo sư Wusirika, đã bắt đầu nghiên cứu của mình bằng cách sử dụng một số mẫu vi khuẩn Pseudomonas từ các lớp trầm tích ở hồ Torch. Trong thời kỳ hoàng kim của khu vực khai thác mỏ đồng, hồ Torch đã được sử dụng như một bãi chứa chất thải của mỏ. “Chúng tôi đã tìm thấy vi khuẩn Pseudomonas có khả năng đề kháng đồng ở nồng độ cao,” Wusirika nói. “Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể sử dụng chúng để giúp cây trồng sinh trưởng tốt hơn trên khu vực đất trồng bị ô nhiễm đồng.
 
Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu của giáo sư Wusirika đã cho thêm đồng với các mẫu đất và sau đó tiêm vi khuẩn Pseudomonas đề kháng với kim loại đồng vào. Sau đó, nhóm nghiên cứu tiến hành trồng ngô và hạt hướng dương và chờ đợi.

Theo dự kiến, các hạt giống trồng trong vùng đất không bị nhiễm đồng sẽ phát triển mạnh, và hạt giống trồng trong đất nhiễm độc đồng mà không có vi khuẩn Pseudomonas, thì sẽ bị còi cọc. Nhưng hạt giống trồng trong khu đất nhiễm đồng với nồng độ cao nhưng đã được làm giàu với vi khuẩn Pseudomonas lại phát triển tốt hơn nhiều, một số cây gần như là phát triển bình thường như những cây được trồng ở các vùng đất không bị nhiễm kim loại đồng độc hại.
 
Dường như các con vi khuẩn Pseudomonas đã hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của thực vật, và chúng cũng hấp thụ đồng giúp cho cây ngô và cây hướng dương phát triển tốt”, Wusirika nói. Điều này có nghĩa là một số loại vi khuẩn có sẵn trong tự nhiên có thể làm cho đất màu mỡ hơn, và trong quá trình hỗ trợ các cây trồng, các vi khuẩn này đã loại bỏ ít nhất một lượng kim loại đồng đáng kể, trong một quá trình được gọi là rhizoremediation.
 
Trong nghiên cứu này, ngoài Giáo sư Wusirika, còn có sự đóng góp của đồng tác giả là Nghiên cứu sinh Kefeng Li.

Kết quả của nghiên cứu này đã được đăng tải trực tuyến trên tạp chí Hazardous Materials, số ra ngày 01 tháng 3 năm 2011.

Dự án tiếp theo của các nhà nghiên cứu này là thử nghiệm trong một sa mạc chất thải thực sự của mỏ đồng. Họ đang trong quá trình sử dụng các vi khuẩn Pseudomonas để thúc đẩy sự phát triển của thực vật trong loại cát đặc trưng được thu thập gần ngôi làng nhỏ ở bán đảo Upper, nơi mà các sản phẩm phụ của quá trình chế biến đồng đang bao phủ một khu vực rộng khoảng 500 mẫu Anh.

(Nguồn: Theo khoahoc.com.vn )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Bể nuôi giúp cá cảnh tự ”bơi dạo” trong phòng (17/3/2014)
Máy giúp biến nước thành rượu vang trong 3 ngày (14/3/2014)
Xe tự chế lạ mắt ở Nghệ An (17/4/2013)
Máy bay “Hai lúa” xuất ngoại (26/3/2013)
Người nông dân sáng chế ra máy bừa mini (22/3/2013)
Người biến phân heo thành... điện (8/11/2012)
Máy nhổ lạc và hạt tiêu của nông dân học hết lớp 7 (6/11/2012)
Công nghệ giảm phí, tổn thất sau thu hoạch hải sản (24/10/2012)
Cày đa năng ra đời trong lò rèn rách nát (18/10/2012)
Nông dân sành cơ khí, mê sáng tạo (18/10/2012)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Thiết bị phát hiện sớm bệnh Than (3/8/2011)
Làm giàu từ phế liệu giấy (1/8/2011)
Nhật sắp khai thác khí đốt từ ’băng cháy’ (29/7/2011)
Áo lót chống khí độc (13/6/2011)
Dùng nọc ong phát hiện chất nổ (22/5/2011)
Kính thiên văn tự chế cho học sinh (4/5/2011)
Máy tách vỏ cứng hạt điều tự động (4/5/2011)
Xe lăn điều khiển bằng đầu (3/5/2011)
Hai thanh niên nông thôn chế tạo xe lội nước (3/5/2011)
Xe điện: Chạy 60 km chỉ tốn... 3.000 đồng tiền điện (3/5/2011)
Nông dân chế tạo thành công máy dệt chiếu (3/5/2011)
Thiết bị tiết kiệm điện thông minh (3/5/2011)
Châm cứu bằng... ánh sáng (3/5/2011)
Máy lọc nước bằng năng lượng mặt trời (3/5/2011)
Máy bơm nước đạp chân (3/5/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Người nông dân sáng chế ra máy bừa mini
Máy bay “Hai lúa” xuất ngoại
Bể nuôi giúp cá cảnh tự "bơi dạo" trong phòng
Máy giúp biến nước thành rượu vang trong 3 ngày
Chàng sinh viên trẻ và những sáng chế độc đáo
Sáng Chế Của ‘Nhà Khoa Học Nhí’
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt