Nhà nông đang phải oằn vai vì giá vật tư nông nghiệp, nhất là giá phân bón tăng vọt thất thường thì việc bón phân để tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt hiệu quả là điều đáng quan tâm. Trong “cái khó ló cái khôn”, anh Lê Văn Hoàng ở ấp Tân An, xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã nghĩ ra cách bón phân tiết kiệm bằng cách tận dụng máy sạ hàng.
|
Vốn
là người nông dân ham học hỏi, tìm tòi khoa học kỹ thuật để áp dụng vào
đồng ruộng, vào năm 2005 anh Lê Văn Hoàng được công nhận là nông dân
sản xuất giỏi của tỉnh Tiền Giang. Anh Hoàng đã áp dụng biện pháp sạ
hàng ngay từ những ngày đầu thị trường có bán máy này. Nhiều lần anh để
ý, nếu bón phân ngay tại gốc lúa thì cây lúa sẽ hấp thu được liền ngay,
còn bón văng vãi xa, rễ lúa hấp thu không hết phân thất thoát đi. Thế là
anh quyết định bỏ phân vào hộc máy sạ hàng kéo thử, qua hai vụ anh thấy
cách này rất hiệu quả, mỗi lần tiết kiệm ít nhất 20% lượng phân bón,
góp phần giảm chi phí mà lại ít tốn công.
BGH Nhà trường thăm mô hình máy cấy bón kết hợp
Cách
điều chỉnh máy sạ hàng thành máy bón phân khá đơn giản: với máy sạ hàng
có 8 ống, dùng dây thun bản lớn bịt vòng kín lỗ chính của ống, còn lỗ
thưa điều chỉnh nhỏ lại khoảng 50% sao cho hạt phân vừa vặn để rớt
xuống. Chỉ cần 12 lần kéo là xong 1.000 m2 ruộng. Bằng cách làm này hạt
phân sẽ rớt rất gần gốc lúa, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ hấp thu
trực tiếp, phân không rớt sai hàng sẽ không hao phí, cỏ dại khó phát
triển ngoài hàng vì không hấp thụ được phân bón thừa. Trong hai đợt bón
phân đầu, sử dụng máy rất thuận tiện vì chiều cao bánh xe của máy cao
hơn lúa, đến đợt bón phân thứ ba khi cây lúa đã cao hơn thì thay thế 2
bánh xe lớn hơn.
Máy bón phân viên nén cho lúa sạ hàng
Máy bón phân viên nén cho lúa cấy và máy cấy bón kết hợp
Trong
chuyến công tác đến xã Tân Phú, PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ - chuyên gia dinh
dưỡng đất ở Trường đại học Cần Thơ đã tham quan và đánh giá rất cao
sáng tạo cũng như hiệu quả thiết thực khi dùng máy bón hàng để bón phân.
|