Máy xúc lúa và nông sản vào bao. Mùa gặt, rơm phơi đầy đường, lúa phơi đầy sân. Những hình ảnh này rất quen thuộc ở tất cả các miền quê. Sau vụ gặt, mỗi ngày, người nông dân lại phải mang thóc ra phơi, cuối ngày phải thu lại đảm bảo tránh sương đêm. Công việc này tốn khá nhiều thời gian và công sức của bà con nông dân. Đó là chưa kể khi cơn mưa ập đến, nếu không kịp thu gom, thóc ướt, sẽ lại mất thêm bao nhiêu ngày tháng nữa phơi phơi, cất cất...Người nông dân một nắng hai sương trồng cây lúa, đến lúc sau thu hoạch vẫn còn nhiều công việc rất vất vả.
Nhà sáng chê Hoàng Thanh Liêm bên sáng chế Máy xúc lúa và nông sản vào bao Là người từng gắn bó với công việc đồng áng, thấu hiểu nỗi khổ của người nông dân, ông Hoàng Thanh Liêm ở Thới Lai – Cần Thơ đã mày mò nghiên cứu và chế tạo chiếc máy xúc lúa vào bao. Sản phẩm chắc chắn sẽ khiến những người nông dân ngạc nhiên và vui sướng khi chiếc máy có thể thực hiện được những công việc hằng ngày họ vẫn phải đổ rất nhiều mồ hôi công sức. Máy có thể tự động cào lúa vào trong khoang, rồi nhả vào bao rất gọn. Khi bao đầy thóc, người điều khiển chỉ cần tắt máy, và lấy bao ra ngoài. Với năng suất cao, thu từ 6 đến 7 tấn thóc chỉ trong 1 giờ, chiếc máy này chắc chắn sẽ khiến người nông dân vơi bớt nỗi vất vả trong công việc thu dọn thóc lúa. Tâm huyết với công việc chế tạo máy móc giúp đỡ công việc của nhà nông, ông Liêm còn mở xưởng cải tiến thêm nhiều nông cụ: máy vặt lạc, máy cày cải tiến...Bà con xung quanh vẫn gọi ông là "ông kỹ sư nông dân" chính vì những đóng góp đáng quý đó. Một chiếc khoan điện, làm thế nào để trở thành máy hái cà phê? Máy hái cà phê cầm tay và Nhà sáng chế Nguyễn Đức Thống Đó là câu chuyện của anh Nguyễn Đức Thống ở Đăk Lăk. Gia đình anh có vài hecta cà phê, cứ đến mùa thu hoạch anh lại điêu đứng vì phải nhờ người hái giúp. Cà phê thì chín rộ, nhân công không đủ, giá lại ngày càng cao khiến cho thu hoạch cuối vụ không còn lời lãi là bao. Trăn trở, anh Thống đã cải tiến chiếc khoan điện, bổ sung thêm 2 tay hái có hình dạng múi khế dùng để hái cà phê. Người sử dụng chỉ cần cầm máy, tuốt dọc theo cành là có thể thu hoạch được. Quả cà phê không bị tróc vỏ, không bị xước cành, người lao động cũng đỡ vất vả, năng suất lao động lại cao hơn hái thủ công từ 2-3 lần. Dùng thử tại gia đình mình nhận thấy rất hiệu quả, anh Thống mong muốn đưa ra thị trường để nhiều bà con trồng cà phê đỡ vất vả.
"Lọc máu liên tục" giá rẻ bằng máy của Việt Nam? Những thân hình gầy yếu, những vẻ mặt hốc hác, những ánh mắt mệt mỏi ám ảnh chúng tôi khi đến khoa chạy thận nhân tạo của bệnh viện Bạch Mai. Ở đây mỗi ngày có 350-400 lượt bệnh nhân cần chạy thận nhân tạo. Mỗi người có một cảnh ngộ khác nhau, có người khá giả, cũng có những người cùng khổ. Nhưng với mỗi ca chạy thận đến vài triệu đồng, mỗi tuần chạy 3 lần thì cũng dễ hiểu nhiều người lâm vào cảnh vất vả.
Sáng chế máy lọc máu liên tục và tác giả Nguyễn NguyênTrường 23 năm làm việc tại khoa thận nhân tạo bệnh viện Bạch Mai, chứng kiến không biết bao nhiêu câu chuyện của người bệnh, kỹ sư Nguyễn Nguyên Trường vẫn ấp ủ sẽ chế tạo một chiếc máy chạy thận để giảm chi phí cho bệnh nhân. Nhận thấy chiếc máy lọc máu liên tục tại bệnh viện chưa có, mỗi lần có ca cấp cứu cần lọc máu liên tục lại phải thuê, giá thành rất đắt, 15-17 triệu đồng một lần chạy, ông quyết tâm cải tiến chiếc máy lọc thận cũ đã không còn sử dụng được thành máy lọc máu liên tục. 3 năm miệt mài nghiên cứu, trường hợp bệnh nhân đầu tiên được chỉ định sử dụng chiếc máy này và được cứu sống, ông vô cùng mừng rỡ. Tuy chỉ mang tính cải tiến, nhưng chiếc máy của ông giúp người bệnh cần lọc máu liên tục giảm chi phí gần chục triệu mỗi lần chạy. Tuy việc lọc máu liên tục không có nhu cầu cao như lọc máu thông thường, nhưng đóng góp của nhà sáng chế Nguyễn Nguyên Trường được Khoa thận nhân tạo – Bệnh viện Bạch Mai đánh giá cao. Các bác sỹ trong khoa vẫn nhớ rất rõ trường hợp bệnh nhân ghép thận năm 2012 có nguy cơ thận bị đào thải, sau khi được chỉ định lọc máu liên tục bằng chiếc máy này 14 lần, bệnh nhân đã được cứu sống. Mỗi một lần như vậy, ông lại thấy mình có thêm động lực để sáng chế và sáng tạo. |