banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Phát minh thế kỷ > Y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Tim nhân tạo
Lần đầu tiên một trái tim nhân tạo "hoàn hảo" xuất hiện. Các nhà khoa học hy vọng trong tương lai, trái tim mới sẽ cứu sống sinh mạng của hàng triệu người.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 27-10 tại Vélizy, TS. Jean-Claude Cadudal, Giám đốc Carmat, một công ty con của Tập đoàn hàng không Airbus (Pháp), nơi sản xuất thành công trái tim nhân tạo đầu tiên trên thế giới cho biết "đánh dấu những nỗ lực của chúng tôi trong việc phục vụ cuộc sống của con người. Trong năm 2011, trái tim nhân tạo này sẽ được thử nghiệm trên người và mang lại hiệu quả khả quan".

Quả tim nhân tạo AbioCor

Quả tim nhân tạo AbioCor (Ảnh: bioblog.it)

Còn TS. Alain Carpentier cùng các cộng sự, những người đã nghiên cứu thành công trái tim nhân tạo cho biết họ đã ứng dụng công nghệ chế tạo vệ tinh và máy bay để chế tạo một phiên bản tim nhân tạo có khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu của cơ thể. "Chúng tôi đã thai nghén 15 năm mới có thể nghiên cứu thành công trái tim nhân tạo", ông nói "hy vọng nó sẽ giúp ích cho cuộc sống của con người".

Thực ra, trước đây đã có nhiều phát minh về tim nhân tạo, nhưng phần lớn các nghiên cứu này mới chỉ dừng ở việc tìm thấy các "chất liệu phù hợp" đơn thuần, chúng không thể tự thay đổi tốc độ bơm máu và chỉ có một van bơm. Nhìn ra những khiếm khuyết ấy, các nhà khoa học Pháp đã chế tạo trái tim mới có cấu trúc giống tim thật, với hai van bơm để đẩy máu vào phổi và các bộ phận khác.

Quả tim nhân tạo nặng khoảng 1kg, có hai van bơm và kích cỡ như tim thật, là sự kết hợp giữa mô động vật và khung kim loại titan. Tính năng đặc biệt của nó là có thể bơm máu và co bóp đều đặn như tim thật. Mô bao tim được xử lý đặc biệt để tránh hình thành những cục máu đông hay bị hệ miễn dịch loại thải. Phần bên ngoài duy nhất của quả tim này là một cục pin để cung cấp năng lượng, được sạc lại sau mỗi 5 giờ.

Một đặc điểm khác của tim nhân tạo là việc được áp dụng "nguyên lý máy bay" xây dựng cơ chế hoạt động cho trái tim nhân tạo mới. Theo các nhà khoa học, cơ thể người và máy bay hoạt động theo nguyên lý giống nhau. Áp dụng nguyên lý này, những cảm biến nhỏ xíu để đo áp suất không khí và độ cao của máy bay và vệ tinh cũng đã được lắp ghép trong quả tim nhân tạo của công ty Carmat. Chúng giúp quả tim theo dõi nhiều thông số, chẳng hạn như tốc độ bơm máu và áp suất vách ngăn.
Quả tim nhân tạo của Pháp có hai van bơm như tim thật. Ảnh: AP.
Quả tim nhân tạo của Pháp có hai van bơm như tim thật.

Sự hiện diện của hệ thống cảm biến mini cho phép tim nhân tạo phản ứng tốt hơn với những thay đổi trong cơ thể người bệnh, chẳng hạn như tăng hoặc giảm lượng máu đột ngột. Các nhà khoa học Pháp sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, như polymer và sụn của lợn. Những nguyên liệu này không gây ra những tác động tiêu cực như hiện tượng đào thải của cơ thể và đông máu - nguy có lớn nhất đe doạ con người sau các ca phẫu thuật tim hiện nay.

Do đó, các nhà nghiên cứu hy vọng quả tim nhân tạo của Carmat có thể giúp bệnh nhân không cần sử dụng các loại thuốc chống đào thải và chống đông máu. "Trái tim nhân tạo này đạt tới trình độ cao nhất và có chức năng gần như trái tim thật của con người" TS. Alain Carpentier nói  "Nó có khả năng thích nghi các điều kiện khác nhau".

Hiện tại, trái tim nhân tạo đang được thử nghiệm trên cơ thể cừu trong  khoảng thời gian 3 đến 6 tháng và dự kiến sẽ đưa vào thử nghiệm trên người vào năm 2011 sắp tới. Sau thử nghiệm thành công, giá bán ước tính cho quả tim này vào khoảng 192.000 USD.

Theo thống kê,  năm 2008 Pháp có khoảng 360 ca ghép tim và dự kiến trong tương lai, số ca ghép tim sẽ ngày càng tăng lên. Bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người. Mỗi năm có vài chục nghìn ca ghép tim trên toàn thế giới và số người chờ tim đang tăng lên từng ngày.

Vì vậy, việc nghiên cứu thành công quả tim nhân tạo "hoàn hảo" đang mở ra nhiều triển vọng của ngành phẫu thuật tim nói riêng, y học hiện đại thế giới nói chung. TS. Ottavio Alfieri, người phát ngôn của Hiệp hội Tim mạch châu Âu, cho rằng quả tim nhân tạo của Pháp sẽ hoạt động trong thời gian dài hơn so với các phiên bản trước đây.
(Nguồn: Sưu tầm )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai (16/12/2015)
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư (21/7/2014)
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có (17/7/2014)
Đột phá mới giúp người mù sáng mắt (15/7/2014)
5 loại quả rẻ tiền nhưng cực tốt cho những ngày nóng (23/5/2014)
Virus sởi có thể chữa được ung thư? (19/5/2014)
Não phụ nữ phục hồi nhanh hơn đàn ông (9/5/2014)
Bộ thử tinh trùng tại gia (5/5/2014)
Ứng dụng máy in 3D vào lĩnh vực y tế, thay thế thạch cao (23/4/2014)
Phát minh giúp trẻ khuyết tật đi lại bình thường (14/4/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Kẹo giúp cai thuốc lá (26/4/2011)
Nước ozone - vũ khí lợi hại chống H5N1 (26/4/2011)
Lưỡi điện tử (26/4/2011)
Khớp gối thông minh (26/4/2011)
Thận nhân tạo (26/4/2011)
Tạo thành công tế bào sống nhân tạo  (26/4/2011)
Trà xanh có thể chống ung thư máu  (26/4/2011)
Châm cứu bằng ... ánh sáng (26/4/2011)
Cắt ruột thừa không cần mổ (26/4/2011)
Cai nghiện thuốc lá (26/4/2011)
Thuốc điều trị cúm gia cầm từ món kim chi (26/4/2011)
Điều trị trấn thương nhờ sinh vật biển (22/4/2011)
Chữa ung thu bằng chuyện tiếu lâm (22/4/2011)
Kính áp tròng (20/4/2011)
Ống nghe y tế (20/4/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Đột phá mới giúp người mù sáng mắt
5 loại quả rẻ tiền nhưng cực tốt cho những ngày nóng
Virus sởi có thể chữa được ung thư?
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt