Các nhà nghiên cứu tại Đại học Khoa học
và Sức khoẻ Oregon (Oregon Health & Sciences University) cho biết họ
không sử dụng phôi để “sản xuất” trẻ em, và không rõ khi nào
kỹ thuật này sẽ được đưa vào sử dụng. Nhưng nó đã khuấy động một cuộc
tranh luận về rủi ro và đạo đức tại Anh, nơi mà các nhà khoa học đã làm
công việc tương tự cách đây vài năm.
Các thí nghiệm của Anh được báo cáo
trong năm 2008, dẫn đầu là tiêu đề các bài báo về khả năng một ngày nào
đó các em bé sẽ có một ống bố và hai bà mẹ. Nhưng đó là một lời nói quá.
DNA được lấy từ người phụ nữ thứ 2 chỉ chiếm không đầy 1% các gene của
phôi, do vậy không thể nói người phụ nữ đó cũng là mẹ của đứa trẻ. Đó
chỉ là sự thay thế một số gene lỗi mà các gene này phá hoại hoạt động
bình thường của các tế bào.
Chính phủ Anh đã trưng cầu ý kiến công
chúng, về công nghệ nói trên trước khi quyết định có cho phép sử dụng
công nghệ này trong tương lai hay không. Tuy nhiên, việc chuyển đổi một
đoạn gene cũng có thể mở ra khả năng về các em bé được “design”, ví dụ như: “một cô gái nhỏ nhắn” hay “một cô bé hay cậu bé cao lớn, tóc đen, mắt xanh”…
Người ta cũng đặt câu hỏi về tính an toàn của kỹ thuật này, không chỉ là với đứa trẻ được “sản xuất” ra từ công nghệ trên, mà còn cho các thế hệ sau của đứa trẻ đó.
Trong tháng sáu, một nhóm có ảnh hưởng
trong lĩnh vực đạo đức sinh học Anh đã kết luận rằng: công nghệ này có
thể là hợp đạo đức và được sử dụng nếu được chứng minh là an toàn và
hiệu quả. Trong năm 2011 các chuyên gia chưa có bằng chứng công nghệ nói
trên là không an toàn nhưng đã đề nghị là cần nghiên cứu thêm.
Laurie Zoloth, một nhà đạo đức sinh học
tại Đại học Northwestern ở Evanston, Illinois, cho biết trong một cuộc
phỏng vấn rằng các vấn đề an toàn có thể không hiển thị cho nhiều thế
hệ. Cô cho biết cô hy vọng Hoa Kỳ sẽ theo sự dẫn dắt của Anh có một cuộc
thảo luận trên phạm vi rộng về công nghệ này.
”Trong khi các loại bệnh mà công
nghệ này tìm cách ngăn chặn có thể là rất khủng khiếp, công nghệ này
không phải là cách tốt nhất để giải quyết”, Zoloth nói.
Trong vài năm qua, các nhà khoa học đã báo cáo kết quả thí nghiệm công nghệ này, họ đã “sản xuất”
những con khỉ khoẻ mạnh và các xét nghiệm trong trứng của con người
cũng cho thấy kết quả đáng khích lệ. Các nhà khoa học Oregon cho biết họ
đã sản xuất khoảng một chục phôi người và nhận thấy kỹ thuật này là có
hiệu quả cao trong việc thay thế DNA.
Các gene mà các nhà khoa học này muốn
thay thế không phải là gene quy định các đặc điểm như màu mắt và chiều
cao mà mọi người vẫn nghĩ. Thực ra, các gene mà các nhà khoa học đang
muốn thay thế là những gene cư trú bên ngoài nhân, trong cấu trúc sản
xuất năng lượng gọi là “mitochondria”. Những gene này được di truyền thông qua người mẹ mà không thông qua người cha.
Khoảng 1/5000 trường hợp trẻ em sinh ra
bị di truyền một căn bệnh gây ra do khiếm khuyết gene ty thể. Các khiếm
khuyết có thể gây ra nhiều căn bệnh hiếm với một loạt các triệu chứng,
bao gồm đột quỵ, động kinh, mất trí nhớ, mù, điếc, suy thận và bệnh tim.
Nếu kỹ thuật mới này được cho phép sử
dụng vào một ngày nào đó, một người phụ nữ sẽ có thể sinh một em bé với
chuỗi DNA của mình nhưng không phải với DNA ti thể có gene bị khiếm
khuyết của cô.
Kỹ thuật này được thực hiện như sau: Các
bác sĩ sẽ sử dụng trứng chưa thụ tinh của bệnh nhân và trứng từ những
người phụ nữ khoẻ mạnh khác. Họ sẽ loại bỏ DNA trong nhân trứng người
phụ nữ khoẻ mạnh và thay thế bằng DNA trong nhân trứng của người bệnh.
Kết quả là họ tạo ra một trứng với DNA nhân của người bệnh và DNA ti thể
của người khoẻ mạnh.