Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu
đối với năm con khỉ và thử nghiệm bằng cách cho chúng quan sát một bức
hình sau đó yêu cầu chúng tìm một bức hình giống như vậy trong một đống
các bức hình khác nhau.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng có
một tín hiệu xung điện chạy qua phần não phía trước trán của các con khỉ
tìm đúng được bức hình. Từ đó các nhà khoa học đã lên chương trình cấy
ghép thần kinh để "bắt trước" việc hình thành các xung điện như vậy cho
chúng.
Kết quả cho thấy các mô thần kinh nhân
tạo được cấy ghép vào não khỉ đã giúp chúng hoàn thành nhanh hơn bài
kiểm tra tìm những bức hình giống nhau.
Các nhà khoa học tiếp tục tiến hành thử
nghiệm bằng cách cho các con khỉ sử dụng cocaine nhằm làm ức chế quá
trình nhận thức của chúng và suy giảm khả năng tìm các bức hình.
Kết quả cho thấy dù chịu tác động của
cocaine, các mô thần kinh được cấy ghép vào não khỉ đã giúp chúng hoàn
thành bài kiểm tra với kết quả tương tự như khi còn tỉnh táo (không có
tác động của cocaine).
Các kết quả thí nghiệm này được cho là
sẽ mang lại hy vọng để áp dụng trên cơ thể con người, giúp chữa trị các
căn bệnh về tổn thương chức năng não, chẳng hạn như bệnh Alzheimer, và
thậm chí còn áp dụng được cho những người bình thường để bộ não có thể
hoạt động tốt hơn nữa.