banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Phát minh thế kỷ > Y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Mũi điện tử "gọi tên" khối u ác tính
(www.phatminh.com) Các nhà nghiên cứu đã thiết kế một chiếc mũi điện tử giúp chẩn đoán u trung biểu mô ác tính từ rất sớm, chỉ bằng một cuộc xét nghiệm hơi thở, theo trang tin Top News.

U trung biểu mô ác tính là khối u của niêm mạc phổi và khoang ngực hoặc niêm mạc của bụng (phúc mạc) xảy ra do tiếp xúc với amiăng dài hạn. Đây là dạng khối u ung thư hiếm gặp và thường gây tử vong.

Các nhà nghiên cứu đã thiết kế một chiếc mũi điện tử giúp chẩn đoán u trung biểu mô ác tính
Các nhà nghiên cứu đã thiết kế một chiếc mũi điện tử giúp chẩn đoán u trung biểu mô ác tính

Thiết bị xét nghiệm không xâm lấn này là thành quả nghiên cứu của một nhóm chuyên gia thuộc Đại học New South Wales (Úc). Thiết bị được thiết kế nhằm phân biệt giữa bệnh lành tính với bệnh ác tính và phát hiện bệnh sớm.

“Nếu bạn phát hiện bệnh sớm hơn thì cơ may có được phương pháp điều trị phù hợp để ngăn chặn bệnh lây lan sẽ lớn hơn rất nhiều”, trưởng nhóm nghiên cứu, Phó giáo sư Deborah Yates cho biết.

Các bệnh liên quan đến amiăng ảnh hưởng đến hàng ngàn người, làm thiệt mạng khoảng 20.000 người trên thế giới mỗi năm. U trung biểu mô ác tính là một khối u hiếm gặp thường rất khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu của bệnh.

Các nhà nghiên cứu cho biết rằng, những kỹ thuật thông thường để phân biệt giữa bệnh liên quan đến amiăng lành tính và ác tính hiện không chính xác, mang tính xâm lấn và khó thực hiện ở đa phần người cao tuổi bị bệnh này.

Bà Yates cùng các cộng sự đã phân tích mẫu hơi thở của 20 bệnh nhân bị u trung biểu mô ác tính, cùng với 18 người bị các bệnh liên quan đến amiăng và 42 người khỏe mạnh. Bệnh nhân được xác định chính xác trong 88% trường hợp.

Nhóm nghiên cứu cho biết kỹ thuật xem xét đặc điểm của hơi thở ra, gọi là mũi điện tử màng carbon polymer, có thể phân biệt chính xác giữa các nhóm bệnh nhân, và do đó có thể trở thành một công cụ tầm soát hiệu quả cho những người có nguy cơ cao.

Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên chuyên san European Respiratory Journal số mới nhất.

(Nguồn: khoa học )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai (16/12/2015)
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư (21/7/2014)
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có (17/7/2014)
Đột phá mới giúp người mù sáng mắt (15/7/2014)
5 loại quả rẻ tiền nhưng cực tốt cho những ngày nóng (23/5/2014)
Virus sởi có thể chữa được ung thư? (19/5/2014)
Não phụ nữ phục hồi nhanh hơn đàn ông (9/5/2014)
Bộ thử tinh trùng tại gia (5/5/2014)
Ứng dụng máy in 3D vào lĩnh vực y tế, thay thế thạch cao (23/4/2014)
Phát minh giúp trẻ khuyết tật đi lại bình thường (14/4/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Thuốc kỹ thuật số  (7/8/2012)
Hy vọng mới cho những bệnh nhân tim (6/8/2012)
Xuất hiện chủng cúm mới nguy hiểm hơn cúm gia cầm  (2/8/2012)
Thay thế kháng sinh bằng loại thuốc mới? (1/8/2012)
Loài người sắp phải sinh sản theo cách mới  (1/8/2012)
Sinh con muộn sẽ ít có nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung (1/8/2012)
Chữa bệnh AIDS bằng thuốc trị ung thư  (31/7/2012)
Tìm ra loại thuốc mới có thể thay thế kháng sinh (31/7/2012)
Nga phát hiện loại ma túy nguy hiểm hơn heroin (25/7/2012)
Tìm ra cách mới ngăn chặn sự phát triển của AIDS (21/7/2012)
Chữa ung thư bằng... bom thông minh (18/7/2012)
Hocmon sinh dục nam có thể chữa béo phì  (16/7/2012)
Sắp có thuốc chữa nóng giận  (16/7/2012)
Rác thải y tế ’bức tử’ môi trường  (26/6/2012)
Các cô gái lo âu thường gặp khó khăn trong học tập (8/6/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Đột phá mới giúp người mù sáng mắt
5 loại quả rẻ tiền nhưng cực tốt cho những ngày nóng
Virus sởi có thể chữa được ung thư?
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt