Trong chuyên luận của mình, Giáo sư
Reimers thừa nhận rằng hiện nay trong giới khoa học vẫn chưa nhất trí về
quá trình tiến hoá của nhân loại. Người thì cho rằng cuộc tiến hoá của
con người đang chậm lại (dưới dạng thay đổi gene) nhưng ngược lại, người
lại quan niệm cuộc tiến hoá ấy đang được tăng tốc hàng chục lần.
Hai cuộc đột biến gene quy mô lớn gần
đây nhất xảy ra 11.000 và 6.000 năm về trước. Cuộc thứ nhất xuất hiện
gene làm tóc sáng màu và mắt có màu xanh diễn ra tại bán đảo
Scandinavia, cuộc thứ hai làm xuất hiện khả năng đồng hoá sữa ở người
trưởng thành.
Loại bỏ những gene xấu trước khi thụ tinh là phương pháp sinh sản mới của loài người.
Những cuộc đột biến quy mô nhỏ không lan
truyền và ít được để ý. Theo giáo sư Michael Reimer, mỗi chúng ta đều
mang nhiều gene pha trộn vào nhau. “Khoảng 50-60% đột biến là trung tính, 30-40% là có hại, gây ra các bệnh tật và dẫn đến thoái hoá, chỉ 10% là có ích”, ông cho biết.
Tất cả những đột biến tiêu cực được di
truyền qua các thế hệ. Nhưng gene gây bệnh tích luỹ ở loài người hiện
đại và đang diễn biến phức tạp.
Vài thế kỷ trước, các đột biến giúp cho
loài người được sống sót, ví dụ khi có đại dịch thì luôn luôn có những
người được miễn nhiễm, không bị truyền bệnh. Theo Reimer, loài người
hiện tại không bị đe doạ bởi bất cứ đại dịch nào.
Thế nhưng chúng ta phải làm thế nào để
đối phó với các đột biến có vẻ như đơn lẻ đang xảy ra theo một chiến
lược vô hại nhưng thực ra, âm thầm và sâu xa. Giáo sư Michael Reimer cho
rằng công nghệ gene phải ra tay để ngăn chặn các gene xấu. Ông cho rằng
ở mỗi người gene tồn tại dười 2 phiên bản “một lành mạnh và một bị đứt gãy. Thảm hoạ sẽ xuất hiện nếu như bị đứt gãy cả hai”.
Để gene đột biến không di truyền qua các
thế hệ, loài người phải giao phó tinh trùng (hoặc trứng) của mình cho
những chuyên gia di truyền học để họ làm sạch khỏi tất cả những gene nào
bị coi là gene xấu trước khi cho thụ tinh để hình thành phôi trong ống
nghiệm.
Hiện nay, theo giáo sư, mọi người đang e
ngại việc áp dụng giai đoạn này, nhưng chỉ 10 năm nữa (cùng lắm là 20
năm) chúng ta sẽ chẳng còn phương pháp nào khác ngoài cách đó. Chỉ có
như vậy mới tạo ra được các thế hệ trẻ khoẻ mạnh và thông minh.
Tất nhiên vẫn còn tồn tại một nguy cơ - giáo sư Reimer nhấn mạnh. Có lẽ lúc đó, chỉ còn một số gene nhất định được công nhận là “gene lý tưởng” và mọi người sẽ nhanh chóng trở thành… giống hệt nhau.
Nhân tiện nhà khoa học Mỹ này cũng đưa
ra một số sự kiện thú vị. Chẳng hạn, ông cho biết, đôi cánh tay dài của
tổ tiên ta xuất hiện 3 triệu năm về trước cũng là kết quả của sự đột
biến. Vào thời ấy con người chưa tìm ra lửa, cũng chưa biết săn bắt sao
cho có hiệu quả. Thay vì không đuổi bắt những con sơn dương chạy quá
nhanh ở châu Phi, tổ tiên chúng ta tìm kiếm thịt do những con sư tử bỏ
lại.
Họ phải đợi hàng giờ, cho đến khi con
mãnh thú ngủ say sau khi đã no nê, mới dám “mượn tạm” những thứ sư tử ăn
thừa kéo về hang hốc của mình để hưởng thụ. Để ăn cắp thịt, cánh tay họ
buộc phải dài ra. Sự đột biến có lợi để thích nghi với cuộc sống, tổ
tiên của loài người đã để lại đặc điểm đó cho con cháu của những homo
sapiens (người hiện đại).
Chúng ta vốn không phải loài người duy
nhất. Thời đó có đến 5 loài linh trưởng rất giống nhau biến thành người,
nhưng 4 loài kia đã bị tuyệt chủng chỉ vì cánh tay họ ngắn, không đột
biến để dài ra.