Giới nghiên cứu còn phát hiện trẻ nhiễm phóng xạ được tích tụ từ năm đến 10 lần chụp CT, tức chụp cắt lớp điện toán năng lượng kép, có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao gấp ba lần so với trẻ không nhiễm phóng xạ từ việc chụp CT. Kết luận này được đưa ra sau khi các nhà khoa học nghiên cứu gần 180.000 bệnh nhân dưới 22 tuổi được chụp CT từ năm 1985 - 2002 tại một bệnh viện ở Anh. Đầu của một đứa trẻ 8 tuổi hiện lên màn hình máy tính khi được chụp CT - (Ảnh: AFP)
Từ hồ sơ bệnh án, các nhà nghiên cứu thu thập số lần và loại chụp CT cũng như ước tính lượng phóng xạ được não và tủy xương bệnh nhân hấp thụ từ mỗi lần chụp CT. Sau đó, dữ liệu này được đối chiếu hồ sơ của các trường hợp ung thư và tử vong vì bệnh này từ năm 1985 - 2008 tại Cơ quan Đăng ký dịch vụ sức khỏe quốc gia Anh (UKNHSR). Kết quả cho thấy, trong số bệnh nhân được theo dõi, 135 người mắc ung thư não và 75 bị bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, nghiên cứu mới không có sự so sánh giữa trẻ được chụp CT và trẻ không chụp CT, theo AFP. Hình ảnh được chụp bằng CT thường được dùng để chẩn đoán trẻ em bị thương ở đầu. Nhằm tránh nguy cơ nói trên, các nhà nghiên cứu đề nghị giảm thiểu lượng phóng xạ đến mức có thể hoặc dùng biện pháp khác cho một số trường hợp không nhất thiết phải chụp CT. Tuy nhiên, một nghiên cứu trước đó đề nghị dùng kỹ thuật siêu âm, vốn không dùng phóng xạ, để thay cho việc chụp CT, lại mang đến kết quả kém chính xác. Nghiên cứu mới vừa được đăng trên chuyên san Lancet. |