Trong Y học, các loại thuốc dùng trong hóa
trị liệu được biết đến với tác dụng ngăn chặn sự phân chia nhanh chóng
của tế bào ung thư, nhưng chúng cũng chính là thủ phạm gây hại cho các
mô khỏe mạnh mà đặc biệt là tủy xương, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, khó
thở và mệt mỏi. Thậm chí, một số loại còn có thể kích hoạt các phản ứng
dị ứng gây chết người.
“Tấm lá chắn tế bào gốc” đang
được thử nghiệm trên một bệnh nhân ung thư não. (Ảnh: BBC) |
|
Nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở
Seattle đã sử dụng tế bào gốc biến đổi gene tạo ra lá chắn bảo vệ tủy
xương trong khi các tế bào khối u thì không được che chở, Tiến sĩ
Jennifer Adair cho biết.
Tế bào gốc lấy từ tủy xương của chính người bệnh và được cô lập. Tiếp
theo họ đưa vào một loại virus có gene bảo vệ chống lại thuốc hóa trị.
Các tế bào sau đó được đưa trở lại cơ thể bệnh nhân.
Tác giả chính của nghiên cứu, Giáo sư Hans-Peter Kiem, chia sẻ: “Liệu
pháp này không hề có tác dụng phụ, giúp người bệnh thích nghi với quá
trình hóa trị tốt hơn đáng kể”.
Thử nghiệm trên 3 người mắc ung thư não, các chuyên gia nhận thấy họ đều
sống lâu hơn thời gian trung bình là 12 tháng đối với bệnh ung thư.
Thậm chí một bệnh nhân vẫn còn sống sau 34 tháng điều trị.
“Đây là cách tiếp cận hoàn toàn mới về vấn đề bảo vệ các tế bào bình
thường trong quá trình điều trị ung thư”, Giáo sư Susan Short nói.
“Chúng tôi hiện vẫn đang tiếp tục tiến hành nghiên cứu nhằm phát triển
liệu pháp này”. |