Theo các chuyên gia Đại học Glasgow (Anh), tiêm thuốc vào động
mạch của bệnh nhân ung thư, thay vì tĩnh mạch, có thể hiệu quả hơn
trong việc tiếp cận các khối u ung thư đầu và cổ.
Họ tin tưởng phương pháp này, nếu thành
công trong các thử nghiệm ở người vào năm sau, cũng có thể áp dụng cho
các loại ung thư khác.
Nhìn chung, hóa trị được dùng thông qua
truyền "nhỏ giọt" ở cánh tay, làm thuốc hóa trị lan khắp cơ thể
của bệnh nhân, bao gồm cả tế bào ung thư.
Tế bào ung thư
Tuy nhiên, hóa trị liệu hiếm khi được đề
xuất là một phương pháp điều trị duy nhất cho ung thư đầu và cổ vì độc
tính của nó và xác suất chữa lành bệnh là rất thấp.
Tiến sĩ Manosh Paul và các cộng sự tại
Đại học Glasgow đã nghiên cứu và tìm ra một phương pháp mới sử dụng cách
truyền thuốc trong động mạch.
Điều này sẽ tập trung thuốc hóa trị
trong khu vực xung quanh khối u, với liều thấp hơn cho các cơ quan dễ bị
tổn thương với độc tính.
Phương pháp này dự kiến sẽ đem lại tỷ lệ
chữa bệnh thành công cao hơn và có ít tác dụng phụ hơn.
Tiến sĩ Paul đã áp dụng các kỹ thuật
động lực chất lỏng để mô hình hóa sự phân phối và tập trung của thuốc
hóa trị xung quanh khối u đầu và cổ.
“Một thứ gì đó khi được tiêm vào
tĩnh mạch sẽ đi vào tim, sau đó đến tế bào ung thư. Nhưng khi được tiêm
vào động mạch, nó đi đến tế bào ung thư trước. Mục đích của chúng tôi là
chứng minh cách thức này hiệu quả hơn”, ông cho biết.
“Có một số động mạch phụ mà bạn có
thể tạm thời ngăn chặn trong quá trình điều trị để giúp tập trung hóa
trị”, ông nói thêm.
Công trình này thực hiện song song với
các nghiên cứu xem xét tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm để xác định
liều lượng cần thiết cho mỗi bệnh nhân. Mô hình máy tính sau đó đưa ra
phương pháp truyền thuốc lý tưởng để đạt đúng liều lượng của mỗi bệnh
nhân.