banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Phát minh thế kỷ > Y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Rác thải y tế 'bức tử' môi trường
(www.phatminh.com) Vấn đề chất thải và việc xử lý đang được ngành y tế tập trung giải quyết để bảo vệ môi trường sống của cộng đồng người dân.
Mỗi ngày, môi trường sống của chúng ta phải tiếp nhận hàng trăm tấn rác thải y tế từ các bệnh viện thải ra. Nếu không được giải quyết sớm, nó là nguồn gây bệnh đe dọa trực tiếp tới đời sống của cộng đồng dân cư.
Chất thải y tế không được xử lý đúng cách sẽ gây ra sự ô nhiễm môi trường. Ảnh minh họa
Chất thải y tế không được xử lý đúng cách sẽ gây ra sự ô nhiễm môi trường. Ảnh minh họa

Chất thải từ các cơ sở y tế gồm chất thải thông thường, y tế, hóa học, phóng xạ và các vật chứa có áp suất. Chất thải y tế có 5 nhóm. Hiện nay, mỗi nhóm có một phương pháp xử lý tùy theo điều kiện của mỗi cơ sở y tế. Nhóm A gồm chất thải lây nhiễm; nhóm B gồm các vật sắc nhọn; nhóm C gồm chất thải y tế từ các phòng thí nghiệm; nhóm D gồm các dược phẩm; nhóm E gồm chất thải bệnh phẩm. Ngoài ra, các cơ sở y tế cũng thải ra những loại chất thải lỏng lây nhiễm và nước thải.

Đối với môi trường, khi chất thải y tế không được xử lý đúng cách (chôn lấp, thiêu đốt không đúng quy định, tiêu chuẩn) sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, hệ sinh thái.

Ở Việt Nam, mỗi ngày có 120 nghìn m3 nước thải y tế được thải ra, 350 - 400 tấn chất thải y tế, trong đó, 42 tấn chất thải y tế độc hại cần được xử lý. Nước thải từ các bệnh viện chưa qua xử lý xả ra môi trường đang là một vấn đề gây bức xúc trong nhân dân các khu vực lân cận vì nó gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt. Thậm chí, nhiều nơi ứ đọng, thẩm thấu còn ảnh hưởng đến cả mạch nước ngầm. Mỗi ngày, các bệnh viện xả hàng triệu mét khối nước thải ra môi trường, một phần trong số đó mang theo mầm bệnh hòa vào dòng chảy mương, máng, sông ngòi qua các khu dân cư.

Nước thải của một số bệnh viện ô nhiễm nặng vượt quá nhiều lần tiêu chuẩn cho phép: 82,54% tụ cầu vàng, 15% trực khuẩn mủ xanh, 52% E.coli… Chúng có hàm lượng vi sinh cao gấp 1.000 lần cho phép với nhiều loại vi khuẩn nấm, ký sinh trùng, virut bại liệt… mà khi hòa vào nước thải sinh hoạt, sẽ bị phát tán, có khả năng xâm nhập các loại thủy sản, vật nuôi, nhất là rau thủy canh và trở lại với con người. Việc tiếp xúc gần với nguồn ô nhiễm còn làm nảy sinh nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác cho con người.

Trong khi đó, hầu hết các cơ sở y tế không quan tâm đúng mức đến việc xử lý chất thải y tế. Trong số 1.263 bệnh viện, có 53,4% bệnh viện có công trình xử lý nước thải, 46,6% hầu như không có hệ thống xử lý nước thải. Đối với chất thải rắn, 90% bệnh viện thu gom hàng ngày, 67% bệnh viện xử lý bằng lò đốt, than bùn hoặc công nghệ đốt khác, 32,2% xử lý bằng lò thủ công hoặc chôn lấp trong bệnh viện.

Việc sử dụng lò đốt thủ công để xử lý chất thải “nhả khói”, cũng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các trạm y tế xã hầu như chưa có hệ thống xử lý rác thải, phải chôn lấp. Hầu hết các bệnh viện, phòng khám tư nhân ở vùng sâu, vùng xa đều không xử lý, hoặc xử lý qua loa rồi xả thẳng ra môi trường. Nhiều tỉnh, 100% bệnh viện không có hệ thống xử lý nước thải. Ở nhiều cơ sở y tế, nhà vệ sinh của bệnh nhân không có bể phốt và được thải ra mà không qua xử lý. Chất thải này có thể rò rỉ trực tiếp vào trong môi trường do hệ thống ống thoát nước bị hư hỏng. Hầu hết các cơ sở y tế không có đủ ngân sách hoặc cơ sở vật chất để xử lý loại rác thải này.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do chưa có sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo từ cơ quan quản lý như Bộ Y tế đến cơ sở khám chữa bệnh. Một số quy định còn chung chung, thiếu thực tế dẫn đến việc tổ chức, phân công trách nhiệm và quản lý chất thải y tế nguy hại còn sai phạm, việc xử lý vi phạm lại chưa nghiêm túc. Nhận thức của một số đơn vị và cá nhân còn yếu, thậm chí, lợi dụng công việc quản lý chất thải y tế để mưu lợi cho tập thể và cá nhân. Một số cơ sở khám chữa bệnh vì lợi nhuận đã cố tình lờ đi việc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, việc đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải, lò đốt, thiết bị xử lý chất thải y tế nguy hại chưa đồng bộ; văn bản pháp luật quy định xử lý hành vi vi phạm còn thiếu chặt chẽ và thiếu tính khả thi.

Để giải quyết các vấn đề trên, lãnh đạo các bệnh viện cần phải coi việc bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để đảm bảo sức khỏe cho nhân dân.

Vấn đề đẩy mạnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường y tế trong nhân dân và cán Bộ Y tế là giải pháp mang tính chiến lược, nhằm ngăn chặn việc mua, bán, sử dụng chất thải y tế nguy hại.

Hệ thống văn bản pháp luật cần được hoàn thiện, để làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị cũng như áp dụng chế tài xử lý vi phạm nghiêm minh.

Bộ Y tế cần chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh đầu tư kinh phí và trang thiết bị phục vụ xử lý chất thải y tế, nhất là các bệnh viện tuyến Trung ương, bệnh viện có đông bệnh nhân và nằm ở nơi có đông dân cư. Các biện pháp xử lý chất thải thô sơ cần được thay thế dần dần bằng những phương pháp công nghệ hiện đại để bảo đảm những tiêu chuẩn yêu cầu cần thiết.

Nhân viên y tế cần thực hiện tốt thu gom, phân loại chất thải ngay tại nơi phát sinh chất thải và lưu giữ đúng quy định. Người bệnh khi đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế cũng cần nâng cao ý thức giữ vệ sinh chung, không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi.

(Nguồn: vnexpress )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai (16/12/2015)
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư (21/7/2014)
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có (17/7/2014)
Đột phá mới giúp người mù sáng mắt (15/7/2014)
5 loại quả rẻ tiền nhưng cực tốt cho những ngày nóng (23/5/2014)
Virus sởi có thể chữa được ung thư? (19/5/2014)
Não phụ nữ phục hồi nhanh hơn đàn ông (9/5/2014)
Bộ thử tinh trùng tại gia (5/5/2014)
Ứng dụng máy in 3D vào lĩnh vực y tế, thay thế thạch cao (23/4/2014)
Phát minh giúp trẻ khuyết tật đi lại bình thường (14/4/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Các cô gái lo âu thường gặp khó khăn trong học tập (8/6/2012)
Khả năng hủy hoại của ánh nắng (8/6/2012)
Chụp CT, trẻ có nguy cơ ung thư não cao (8/6/2012)
Thuốc chữa ung thư da mới (8/6/2012)
Những phát minh tình cờ mà vĩ đại (7/6/2012)
Lo lắng càng nhiều IQ càng cao? (6/6/2012)
Người có vòng eo to tăng nguy cơ mắc tiểu đường (6/6/2012)
Báo động dịch ”HIV mới” tại châu Mỹ (1/6/2012)
Nhà khoa học Mỹ phát triển chip mới chẩn đoán lao (30/5/2012)
Ngừa sẹo bằng…mô hình toán học (27/5/2012)
Biến tế bào da thành tế bào cơ tim (24/5/2012)
Thuốc chữa viêm khớp có thể diệt ký sinh trùng (23/5/2012)
Cấy ghép thành công tim nhân tạo nhỏ nhất thế giới  (23/5/2012)
Chữa mù bằng ánh sáng mặt trời (22/5/2012)
Phát hiện 2 gene dự báo mắc bệnh trầm cảm sau sinh (21/5/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Đột phá mới giúp người mù sáng mắt
5 loại quả rẻ tiền nhưng cực tốt cho những ngày nóng
Virus sởi có thể chữa được ung thư?
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt