banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Phát minh thế kỷ > Viễn thông-Công nghệ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
“Rồng nhỏ” của Việt Nam đã ở trên vũ trụ 1 tháng
(www.phatminh.com) Theo Trung tâm Vệ tinh Quốc gia, ngày 19/12/2013 đúng tròn một tháng vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon (Rồng siêu nhỏ) được đưa vào quỹ đạo và phát tín hiệu thành công về Trái đất. Cùng với trạm mặt đất của Trung tâm Vệ tinh Quốc gia, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các trạm mặt đất của nhiều trường đại học Nhật Bản và các nhà vô tuyến nghiệp dư trên thế giới vẫn liên tục thu được tín hiệu của vệ tinh PicoDragon.
Ngày 19/12/2013, đúng tròn một tháng vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon (Rồng siêu nhỏ) được đưa vào quỹ đạo và tiếp tục phát tín hiệu “PICODRAGONVIETNAM” thành công về Trái đất (Trang thông tin tổng hợp về hoạt động của PicoDragon http://pdg.vnsc.org.vn). Thành công này tuy nhỏ bé nhưng nó lại rất ý nghĩa bởi nó ghi dấu những thành công ban đầu trong bước đường chinh phục không gian của đội ngũ kỹ sư, nghiên cứu viên trẻ Trung tâm Vệ tinh Quốc gia (TTVTQG). 
 
       
 

Thu tín hiệu vệ tinh PicoDragon tại trạm mặt đất Trung tâm Vệ tinh Quốc gia
 
Do được phóng ra từ trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) tại cùng một thời điểm nên quỹ đạo của PicoDragon và hai vệ tinh siêu nhỏ khác của Mỹ là ArduSat-1 và ArduSat-X không hoàn toàn ổn định và khó để phân biệt, xác định chính xác thông số quỹ đạo của các vệ tinh này. 



Ảnh mô phỏng quỹ đạo vị trí PicoDragon, ArduSat-1 và ArduSat-X so với trạm ISS trong không gian (Ảnh do nhóm chế tạo vệ tinh ArduSat cung cấp)
 
Nhóm kỹ sư TTVTQG đã gặp không ít khó khăn khi liên lạc với PicoDragon do thường xuyên phải cập nhật lại thông số quỹ đạo vệ tinh PicoDragon trước khi thu tín hiệu. 



Đánh giá và xác định thông số quỹ đạo của PicoDragon trước giờ thu
 
Tuy nhiên, nhờ luôn nỗ lực cố gắng tìm các phương án cùng sự phối hợp chia sẻ thông tin với các trạm mặt đất tại các trường đại học Nhật Bản và các nhà vô tuyến nghiệp dư trên thế giới, cho đến nay, TTVTQG vẫn tiếp tục giữ liên lạc với PicoDragon (http://pdg.vnsc.org.vn).

Bảng tổng hợp các nhà vô tuyến điện nghiệp dư trên thế giới thường xuyên thu và trao đổi thông tin về PicoDragon với Trung tâm Vệ tinh Quốc gia:

TTTênMã hô hiệuĐịa điểm
1Ian KingM3EAVUK
2Mineo WakitaJE9PELNhật Bản
3Tetsurou SatouJA0CAWNhật Bản
4Mike RupprechtDK3WNĐức
5Mario FazioLU4EOUAchentina
6Nader OmerST2NHSudan
7Colin HurstVK5HIÚc



Kết quả thu tín hiệu từ vệ tinh PicoDragon ngày 17/12/2013 do nhà vô tuyến điện nghiệp dư Mario Fazio, Achentina cung cấp
 
Dự kiến vệ tinh PicoDragon tiếp tục hoạt động trên quỹ đạo trong hai tháng nữa. TTVTQG vẫn liên tục thu nhận tín hiệu của vệ tinh và kết quả này sẽ được sử dụng cho việc đánh giá hoạt động của vệ tinh, làm cơ sở cho kế hoạch phát triển vệ tinh “Made in Vietnam” trong tương lai của Trung tâm Vệ tinh Quốc gia, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
(Nguồn: khoahocphothong.com.vn )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Samsung giới thiệu phát minh vĩ đại “thêm đồ khi đang giặt” (14/1/2016)
10 phát minh khoa học - công nghệ ấn tượng (19/12/2015)
Các phát minh khiến thế giới sửng sốt trong 10 năm tới (16/12/2015)
Những phát minh kỳ cục của người Nhật (16/12/2015)
8 phát minh kỳ quặc trên khắp thế giới (16/12/2015)
Những ”phát minh vũ khí” điên khùng nhất thế kỷ (16/12/2015)
Top 10 phát minh vĩ đại sẽ thay đổi hoàn toàn thế giới (Phần 1) (16/12/2015)
Chính thức phê duyệt tách MobiFone khỏi VNPT (3/4/2014)
Những phát minh hài hước thời xưa (31/3/2014)
6 thủ thuật Gmail ít người biết  (14/3/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Đèn bằng chai nước chiếu sáng hàng triệu căn nhà (19/12/2013)
Phát minh mới: Bóng đèn phát sóng Wi-fi (19/12/2013)
10 phát minh của NASA chúng ta đang... sử dụng (26/4/2013)
Những phát minh ấn tượng dành cho người lười (26/4/2013)
Phát minh vật liệu giống mô sống bằng máy in 3D (11/4/2013)
Truy cập máy tính bằng ý nghĩ (11/4/2013)
Phát minh vật liệu giống mô sống bằng máy in 3D (9/4/2013)
Người Việt và những phát minh nổi tiếng thế giới (12/1/2013)
Mũ ”thần kỳ” tăng cường trí thông minh  (24/10/2012)
Phát minh quần jean giúp làm sạch không khí (24/10/2012)
Điều khiển bóng đèn bằng điện thoại (8/10/2012)
Xe tăng bắn chất thải (10/9/2012)
Đèn có khả năng phát sáng nhờ nước mắt (6/9/2012)
Đột phá trong lĩnh vực quang học hình ảnh (5/9/2012)
Áo có khả năng tự điều hòa nhiệt độ cơ thể (6/7/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Samsung giới thiệu phát minh vĩ đại “thêm đồ khi đang giặt”
Các phát minh khiến thế giới sửng sốt trong 10 năm tới
Những phát minh kỳ cục của người Nhật
8 phát minh kỳ quặc trên khắp thế giới
Những phát minh hài hước thời xưa
Những "phát minh vũ khí" điên khùng nhất thế kỷ
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt