Tấm
bản đồ đầu tiên mà loài người biết được vẽ trên một miếng đất sét ở Ai
Cập hơn 4000 năm trước đây và sau này đã bị thiêu huỷ trong một đám
cháy. Thời cổ những người chủ đất vẽ bản đồ danh giới những phần đất của
mình. Các vị hoàng đế thì dùng bản đồ để phân chia đường biên giới của
quốc gia mình. Nhưng khi con người thử mô tả trên bản đồ vị trí của
những vật ở xa hơn thì họ gặp phải một số rắc rối nhất định, điều đó gắn
liền với việc trái đất hình tròn nên việc đo chính xác những khoảng
cách lớn là rất khó.
Buổi ban đầu các nhà thiên văn học đã
giúp đỡ các nhà đồ hoạ rất nhiều vì những nghiên cứu của họ liên quan
tới kích thước và hình dạng của trái đất. Ông eratosphen sinh năm 276
trước công nguyên ở Hy Lạp đã đo được kích thước của trái đất, những con
số mà ông đưa ra gần giống với thực tế. Phương pháp của ông lần đầu
tiên đã cho phép con người tính được khoảng cách từ nam đến bắc. Gần như
cũng cùng với thời gian đó Ginnarch đã đưa ra cách chia bản đồ thế giới
ra những phần bằng nhau dọc theo kinh tuyến và vĩ tuyến, vị trí chính
xác của những đường này sẽ dựa trên việc nghiên cứu bầu trời.
Vào thế kỷ thứ 2 sau công nguyên Plôtemei
đã vận dụng ý tưởng trên để chia bản đồ ra thành những phần bằng nhau
bằng các đường kinh tuyến và vĩ tuyến. Cuốn sách giáo khoa địa lý của
ông đã trở thành quyển sách tiên phong của bộ môn này sau khi người ta
tìm thấy Châu Mỹ.
Sự khám phá ra Châu Mỹ của Côlômbô và các
nhà thám hiểm khác càng làm tăng sự quan tâm của mọi người tới bản đồ.
Năm 1570 Avram ortelius đã xuất bản ở Antverpene tập bản đồ đầu tiên.
Người sáng lập ra ngành hoạ đồ hiện đại có thể coi là Geradus Mercator .
Trên những tấm bản đồ của ông ta những đường thẳng sẽ tương ứng với
những đường cong trên quả địa cầu. Điều đó cho phép vạch một đường thẳng
giữa hai điểm trên bản đồ và cũng có thể xác định được phương hướng
bằng la bàn. Tấm bản đồ đó được gọi là sự chiếu hình. Trên trang phụ bìa
quyển sách của ông ta có in hình núi Atlát khổng lồ, chính vì vậy những
tấm bản đồ ngày nay chúng ta lại gọi là Atlát.
|