Năm 1965, vào đại học tổng hợp Zurit (Zurich), ở đây, dần dần ông phát triển nặng lực khoa học và những năng khiếu của người quan sát say mê. Trở thành tiến sĩ khoa học, Rơnghen được bầu làm giáo sư đại học tổng hợp Xtratbua (Strasbourg), sau đó - làm giáo sư ở đại học Uơzbua (Wurrzbourg); tại đây ông nổi tiếng là một nhà thí nghiệm tài ba.
Bấy giờ là mùa thu năm 1895, Rơnghen, với dáng vóc lực sĩ, mắt sáng, râu nhiều và đẹp, thường làm việc đến tận một giờ đêm trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu tia âm cực. Cuốn lịch chỉ ngày tám, tháng 11, các phụ giảng của ông đã ra về từ lâu. Nhà bác học vẫn làm việc với ống Cơruc (Crookes) quấn trong một tờ giấy đen. bỗng nhiên, một hiện tượng làm cho ông rất đổi ngạc nhiên: tấm màng có tẩm chất phát quang do ông đưa ra trước ống nghiệm bỗng sáng lên. Vậy đây là bức xạ nào? Nhà bác học đã bỏ ra nhiều ngày đêm trong phòng thí nghiệm. Người ta kê cho ông một chiếc giường rất giản đơn ở đây và hàng ngày đem cơm cho ông. một tuần lễ làm việc vất vả và đây là lời giải đầu tiên: “bức xạ bí mật không giống bức xạ âm cực, bởi vì bức xạ âm cực không xuyên qua thuỷ tinh của ống. Như vậy nó phải xuất phát từ đối-catod.” Ngày sau đó một câu hỏi được nêu lên: nó có thể xuyên qua chất gì? Câu trả lời rất đổi kinh ngạc: “Những tia bí mật này xuyên qua cửa bằng gỗ phòng làm việc của nhà bác học, ghi hình ông lên tấm kính ảnh, cùng với hình những đồng bạc ở bên trong ví đựng tiền.” và… một ngày kia, ngạc nhiên làm sao! Nhà bác học được một tấm ảnh in hình những xương bàn tay của ông. Sau hai tháng với khối lượng lao động khổng lồ, Rơnghen trình những phát minh của mình cho Hội vật lí Beclin. Những bức ảnh của ông gây kinh ngạc và gây nên một cảm giác lạ lùng. Tin tức truyền đi khắp thế giới: một nhà bác học Đức đã phát minh một hiện tượng hoàn toàn mới và không giải thích được bằng những định luật vật lí cổ điển – những tia gọi là “tia X” (nghĩa là với đặc tính không biết).
Phát minh này mở đầu một kỉ nguyên mới trong vật lí: kỷ nguyên của các tia.
Rơnghen tên tuổi đã nổi tiếng nhưng vẫn là một người khiêm tốn: ông chỉ viết ba bài báo về tia X, lập lại thí nghiệm của ông trước nhà vua và từ chối “chiếc ghế” giáo sư ở đại học Beclin. Ông là vật lí đầu tiên được giải thưởng nôben (Nobel) năm 1901, những tia này mang tên ông: Tia Rơnghen.
Đầu thế kỉ XX, nhà bác học được bầu làm viện trưởng viện vật lí ở Munic (Munich), ông ở tại đây đến năm 1919. tính tình cứng cỏi, càng ngày Rơnghen càng ít biểu cảm. chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra. Nhà bác học không tán thành chính sách bài ngoại nước lớn của giai cấp trưởng giả Đức và thường lên tiếng bảo vệ quyền của những người đang bị những người đồng hương của ông giày xéo, nhất là đối với những người tù nhân Nga chết vì bệnh truyền nhiễm trong các trại tập trung của Đức.
Sau chiến tranh, ông tỏ rõ là một người chống lại chủ nghĩa phát – xít. Những năm cuối của nhà bác học khá vất vả.
Nhà bác học vĩ đại này ở vào hàng đầu của những phát minh lớn nhất của thế kỉ XX, đã qua đời trong quên lãng năm 1923.
Những tia X có một tầm quan trọng lớn trong khoa học và một áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Ai trong chúng ta mà chưa được chiếu điện (xét nghiệm một cơ quan trong người bằng cách dùng tia X), hay chụp hình điện (ảnh chụp bằng tia X), một phương tiện rất hiệu nghiệm để chẩn đoán phần lớn các bệnh?
Cả thế giới ngày nay đều biết những tia X, nhưng hầu như người ta đã quên tên tuổi của nhà bác học đã phát minh ra chúng.
Tại nước Nga người ta đã thực hiện những bước đầu tiên để bất tử hoá danh tính nhà bác học vĩ đại này: một đài kỉ niệm ông được dựng lên ở Xanh Pêtecbua và một con đường trong thành phố này mang tên ông: đường Rơnghen. |