Những tiến bộ trong công nghệ tua-bin gió
và sự dồi dào của nguồn năng lượng này trên khắp thế giới là những điều
kiện không thể tốt hơn cho việc sản xuất và phát triển điện gió. Đây
được xem là nguồn năng lượng phát triển nhanh nhất trên thế giới.
Nguồn cung nhiên liệu miễn phí Không
tiêu tốn nguồn nhiên liệu đầu vào là một ưu điểm không nhỏ của năng
lượng gió. Điện gió không chịu chi phối bởi những biến động giá cả,
không bị tác động bởi nguồn nhiên liệu hóa thạch truyền thống, nên giá
thành để sản xuất ra loại năng lượng sạch này là tương đối thấp. Giá bán
điện từ năng lượng gió ở Hoa Kỳ trung bình từ 4-6 cent/1 kWh ở thời
điểm năm 2010. Theo Bộ Năng lượng Hoa
Kỳ, sản xuất điện năng từ gió là một trong những công nghệ phát triển
năng lượng tái tạo rẻ nhất trên thị trường và thân thiện với môi trường.
Khí CO2 được giải phóng và tạo thành trong quá trình sản xuất và bảo
trì các tua-bin gió. Nhưng bản thân sự hoạt động của các tua-bin gió
phát ra không có khí carbon dioxide hay khí thải nhà kính trong quá
trình sản xuất phong điện. Điều đó có nghĩa là người sử dụng năng lượng
gió đã góp phần làm giảm lượng carbon thải ra.
Những mặt còn tồn tại của năng lượng gió Việc
lắp đặt các tua-bin gió ở trên các tòa tháp cao cho thấy một ưu điểm rõ
ràng là có thể lợi dụng tối đa sức gió, thế nhưng, cũng chính điều nay
làm giảm “thẩm mỹ” của các khu dân cư hay tầm nhìn của người dân sống
trong các khu phố. Tiếng ồn của những tua-bin gió khi hoạt động khiến
cho những người dân sống gần đó tỏ ra khó chịu, và cũng gây ảnh hưởng
không nhỏ tới sức khỏe của họ. Vì
là nguồn năng lượng tự nhiên, nên không phải lúc nào gió cũng thổi đều
đặn. Điều này dẫn tới một hệ quả tất yếu rằng nguồn năng lượng điện phát
ra từ các tua-bin gió chỉ có thể sử dụng đồng thời cùng những nguồn
năng lượng khác nhằm bảo đảm tính liên tục trong việc cung cấp năng
lượng. Ở những khu vực phát triển như
châu Âu, các tua-bin gió ở các nước được liên kết với nhau thành một hệ
thống lớn nhờ vậy mới có thể điều hòa được một phần nhỏ nhu cầu sử dụng
điện năng. Một trong những phương án
cũng được các nhà nghiên cứu tính đến khi không đủ lượng gió để sản xuất
điện là việc đưa vào sử dụng các nhà máy phát điện có hệ thống bơm, đề
phòng trường hợp khi không đủ gió vẫn có thể bơm nước vào các bồn chứa
trên cao để vận hành tua-bin. Các nhà máy điện có hệ thống bơm này phải
được xây trên các đỉnh núi cao và có thể gây ra những tác động xấu đến
môi trường xung quanh. Do tác động của
ánh sáng Mặt trời, gió vào ban ngày thường có cường độ mạnh hơn so với
ban đêm, dẫn đến, cường độ hoạt động của các tua-bin gió cũng cần thích
ứng với quy luật này, đồng thời, công suất dự trữ cũng phụ thuộc vào độ
chính xác của dự báo gió và nhu cầu về điện của người dân.
Tương lai bền vững của năng lượng gió Tòa
tháp và tua-bin chuyển gió thành năng lượng điện có nhiều các kích cỡ
khác nhau, nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau. Các tua-bin gió lớn
nhất gắn trên tháp sử dụng cánh quạt kéo dài hơn 91.4m cao hơn tòa nhà
20 tầng, được ví như những quái vật khổng lồ có thể tạo ra đủ nguồn điện
năng để hỗ trợ 1.400 hộ gia đình. Tổ
chức Năng lượng gió ở châu Âu cho hay, họ đang hướng tới mục tiêu phát
triển nguồn năng lượng tái tạo này trở thành một trong những nguồn năng
lượng quan trọng bậc nhất, với mục tiêu sản lượng điện gió đạt con số
94,8GW (khoảng 12,1% tổng sản lượng điện năng toàn thế giới) vào năm
2020. Các công trình phát triển những
trạm điện gió bên ngoài thềm lục địa cũng đang được các quốc gia ở châu
Âu tích cực tiến hành. Nguồn cung này dự kiến trong tương lai sẽ cung
cấp khoảng 40% sản lượng điện của châu Âu. Những
nguồn năng lượng truyền thống như thủy điện và điện hạt nhân mặc dù vẫn
còn rất giàu tiềm năng khai thác, nhưng lại tiềm tàng nhiều rủi ro, mà
minh chứng cụ thể ở đây là sự cố ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima hồi
tháng 3 năm nay, hay những tác động tiêu cực đến môi trường. Các nhà
nghiên cứu dự báo năng lượng gió sẽ ngày càng khẳng định được vị trí của
mình và tới năm 2030, nguồn năng lượng tái tạo này sẽ vươn lên chiếm tỉ
trọng lớn thứ 2, chỉ sau nhiệt điện. Trong
những đánh giá mới đây, Hội đồng Năng lượng gió Thế giới cũng có những
nhìn nhận về một tương lai xán lạn cho việc phát triển năng lượng gió.
Thế giới sẽ đầu tư mỗi năm khoảng 100 tỉ USD và tiếp tục đầu tư mạnh hơn
nữa cho việc sản xuất điện gió. Đầu tư cho nguồn năng lượng này cũng
giúp tạo ra khoảng 2 triệu việc làm cho người lao động ở các nước, đồng
thời giảm được đáng kể lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Trong
tương lai, khi thị trường năng lượng gió phát triển mạnh sẽ đưa giá
thành lắp đặt, cũng như chi phí sử dụng xuống mức thấp nhất, khoảng 600
USD/kW và giá điện thành phẩm khoảng 3 USD/kWh Năng
lượng gió đang ngày càng được xã hội quan tâm, và có những bước tiến
vượt bậc trong nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn, cũng như đáp ứng nhu
cầu phát triển bền vững năng lượng, đồng thời bảo đảm an ninh năng lượng
cho các quốc gia. |