banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Phát minh khoa học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Đã giải mã được bộ gene cá mún
(www.phatminh.com) Các nhà khoa học tại trường Y, Đại học Washington ở St. Louis và các nơi khác đã giải mã được bộ gene của cá mún, một loài họ hàng với cá bảy màu và là một loài cá cảnh được nuôi phổ biến trong các gia đình.


Trong giới khoa học, loài cá được nghiên cứu tỉ mỉ về xu hướng phát triển các khối u ác tính và các đặc tính khác, phổ biến hơn so với các động vật có vú, như tán tỉnh các bạn tình tiềm năng và sinh con non.

Loài cá mún có tên khoa học là Xiphophorus maculatus có rất nhiều màu sắc sặc sỡ, từ màu vàng và bạc óng ánh tới những dải sọc và lốm đốm. Và khi những khối u ác tính phát triển, chúng dễ dàng được phát hiện, thậm chí với một con mắt chưa qua đào tạo.

“Ở loài cá mún, khối u ác tính thường phát triển như những đốm đen nằm dọc đuôi và các vây”, Tiến sĩ Wesley Warren, một nhà di truyền học tại Viện di truyền học của trường Đại học Washington cho biết. Những chú cá mún là một mô hình lý tưởng để khám phá rất nhiều điều chưa biết về bệnh ung thư, gồm có cách thức, thời điểm và nơi mà bệnh ung thư phát triển trong cơ thể cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Đã giải mã được bộ gene cá mún

Các nhà khoa học tại Đại học Washington, Đại học Würzburg ở Đức và Đại học bang Texas đã dẫn đầu một nhóm nghiên cứu quốc tế phân tích trình tự và bộ gene của cá mún. Phát hiện của họ hiện đang được công bố trực tuyến trên tạp chí Nautre Genetics.

“Giờ thì chúng ta đã có bộ gene của cá mún trong tay, chúng ta có thể khám phá ra cách mà các gene tương tác với một gene khác để gây ra khối u ác tính” – đồng tác giả của nghiên cứu, tiến sĩ Manfred Scharlt thuộc trường Đại học Würzburg tại Đức nói. “Cũng giống như trong khối u ác tính ở người, gene đóng vai trò trong các tế bào sắc tố cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của khối u ác tính ở cá mún”.

Bộ gene của cá mún gồm khoảng 20.000 gene, tương đương với số lượng gene của con người. Nhưng không giống như con người hay những loài động vật có vú, các nhiễm sắc thể của cá mún, giống như những nhiễm sắc thể của các loài cá khác, vẫn còn khá nguyên vẹn sau khoảng 200 triệu năm tiến hóa.

“Rất bí ẩn rằng, tại sao những nhiễm sắc thể này lại quá giống về cấu trúc so với những loài cá khác trong suốt quá trình tiến hóa vì chúng sống ở những môi trường nước rất khác nhau”, Warren nói.

Cá mún là loài sinh sản với số lượng lớn. Trong khi hầu hết các loài cá đẻ trứng, cá mún đẻ con, thường một lứa lên tới hơn 100 con.

So sánh các gene của cá mún với các gene đó trong chuột và những động vật có vú cũng sinh con non khác, các nhà khoa học tìm thấy một số gene đột biến trong loài cá này liên quan đến quá trình sinh con non.

“Thật ngạc nhiên, chúng tôi đã phát hiện thấy rằng loài cá mún còn giữ lại một số gene liên quan đến lòng đỏ trứng thường được tìm thấy trong các loài cá đẻ trứng, và các gene liên quan tới chức năng nhau thai và thụ tinh trứng đã thể hiện những biến đổi phân tử độc đáo”, đồng tác giả của nghiên cứu, tiến sĩ Ron Walter thuộc trường Đại học bang Texas cho biết.

Trong khi loài người được biết đến với hành vi và tư duy bậc cao, cá mún và các loài cá khác có những hành vi phức tạp của riêng chúng, như hành vi tán tỉnh, dạy dỗ và trốn chạy các động vật ăn thịt, vượt xa khả năng của các động vật lưỡng cư, bò sát và những động vật có xương sống bậc thấp hơn khác. Quan sát bộ gene của cá mún, các nhà nghiên cứu nhận thấy một số các bản sao gene có liên quan tới nhận thức ở con người và các động vật có vú khác có thể làm cơ sở cho những hành vi này.

“Những bản sao này của gene được giữ lại ở mức độ cao trong loài cá mún, tạo cho chúng một cơ hội để phát triển các chức năng khác nhau”, tiến sĩ Warren giải thích. “Trong trường hợp này, chúng tôi tin rằng những bản sao thêm gene tạo cho lũ cá mún và các loài cá có họ hàng khác khả năng phát triển các hành vi phức tạp hơn, đó là điều bất ngờ đối với nhiều loài động vật có xương sống bậc thấp”.


(Nguồn: Sciencedaily )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Xe bay TF-X được cấp phép thử nghiệm trên không phận Mỹ (30/12/2015)
Siêu lửa mặt trời thiêu rụi trái đất trong chớp mắt? (19/12/2015)
Những phát hiện khoa học nổi bật năm 2015 (16/12/2015)
Đã có thể nhận diện gương mặt bằng ADN, tội phạm chạy đâu cho thoát? (16/12/2015)
Điểm danh các phát minh “sống trọn” hàng thế kỷ (16/12/2015)
Những phát minh tình cờ đến khó tin nhưng vĩ đại (15/12/2015)
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng (27/8/2015)
Phát minh vật liệu giấy mới, khả năng thay thế được kim loại (27/8/2015)
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến (25/7/2015)
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật (23/7/2015)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Phát hiện loài dơi mới màu lông như gấu trúc (17/4/2013)
Đã sáng chế ra máy dự báo thời gian - Sự thật hay trò đùa? (16/4/2013)
Hạt quả óc chó giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường (16/4/2013)
Loài ruồi cái ăn… tinh trùng khi giao phối (16/4/2013)
Vết lóa mặt trời mạnh nhất trong năm (15/4/2013)
Máy phát hiện khủng bố sinh học (14/4/2013)
Chế tạo thành công ’máy thời gian’ biết tương lai? (14/4/2013)
Những phát minh ấn tượng dành cho người lười (14/4/2013)
Trứng dạng bột, hòa với tinh trùng khi muốn thụ thai (13/4/2013)
Tìm ra nguồn gốc chủng cúm chết người H7N9 (13/4/2013)
Lười tập thể dục cũng do geneLười tập thể dục cũng do gene (13/4/2013)
Bàn phím thế hệ mới (12/4/2013)
Chụp cắt lớp não để nhận dạng và đo mức độ cơn đau (12/4/2013)
Loài khỉ biết ’nói tiếng người’ (11/4/2013)
Nhà khoa học Iran tuyên bố phát minh ra cỗ máy thời gian (11/4/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật
Những phát minh ngớ ngẩn nhưng hái ra tiền
Kem đặc biệt giúp chống cúm
Siêu máy tính Watson đảm nhiệm vai trò đầu bếp
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt