Tân Hoa Xã dẫn kết quả nghiên cứu của Phòng thí nghiệm trọng điểm nguồn vi sinh học và miễn dịch học Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho hay.
Theo đó, khu vực châu thổ sông Trường Giang (Trung Quốc) có thể là nơi phát sinh ra nguồn gene kết hợp nói trên. Nó là kết quả từ sự kết hợp gene giữa chim hoang dã di chuyển từ châu Âu sang châu Á với gene chủng virus cúm gà và vịt khu vực châu thổ sông Trường Giang.
Nghiên cứu này cũng cho hay, việc biến đổi gene ở virus H7N9 cũng khiến H7N9 lây sang người và dẫn tới tỉ lệ tử vong cao.
Trước đó, các chuyên gia phương Tây từng bác bỏ giả thuyết của các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng, virus cúm H7N9 có nguồn gốc từ các loài chim hoang dã.
38 người nhiễm, 10 người tử vong
Trong khi nguồn gốc và con đường lây lan của chủng cúm chết người H7N9 vẫn chưa rõ ràng thì số người chết và số người nhiễm mới ở Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Cho tới thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã có 38 người nhiễm virus H7N9 và 10 người trong số đó đã tử vong.
Chỉ tính riêng từ 17h ngày 10/4 đến 17h ngày 11/4, Trung Quốc đã có thêm 5 trường hợp phát hiện dương tính với H7N9 và 1 trường hợp trong số đó đã tử vong. Trong đó, Thượng Hải có thêm 3 trường hợp, Giang Tô có thêm 2 trường hợp. Trường hợp tử vong là một bệnh nhân tại Thượng Hải.
Trung Quốc vẫn đang ráo riết tìm mọi cách ngăn chặn sự lây lan của H7N9. Cho tới hiện tại, Thượng Hải, nơi phát hiện nhiều trường hợp nhất, chính quyền đã tạm ngừng mọi hoạt động mua bán các loài chim và gia cầm đồng thời tiêu hủy toàn bộ số gia cầm phát hiện có virus H7N9