banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Khoa học Vũ trụ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Sáng mai, Việt Nam thấy nguyệt thực dài kỷ lục
(phatminh.com) Rạng sáng ngày 16/6, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, Việt Nam cùng các nước trên thế giới có thể quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần kéo dài khác thường.

Mặt trăng bị che khuất bởi trái đất trong hiện tượng nguyện thực toàn phần
Mặt trăng bị che khuất bởi trái đất trong hiện tượng nguyện thực toàn phần. Ảnh: AP.

Theo AP, nếu thời tiết thuận lợi, khu vực Đông Phi, Trung Á, Trung Đông và miền tây Australia sẽ nhìn thấy từ khi bắt đầu cho đến lúc kết thúc hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Ở Việt Nam, vào khoảng 2 h sáng mai hiện tượng này được nhìn thấy rõ.

Khoảng thời gian bóng của trái đất che phủ hoàn toàn mặt trăng - được gọi là nguyệt thực toàn phần sẽ kéo dài trong khoảng thời gian 100 phút. Lần cuối cùng, mặt trăng bị che phủ lâu như vậy là vào tháng 7/2000, khi nguyệt thực kéo dài 107 phút.

Tại Việt Nam, theo ông Đặng Tuấn Duy, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiên văn nghiệp dư TP HCM, nguyệt thực nửa tối sẽ bắt đầu từ lúc 0h22 ngày 16/6 khi trăng đi vào vùng bóng nửa tối của trái đất, nhưng nguyệt thực nửa tối sẽ rất khó nhận biết vì mặt trăng chỉ tối hơn bình thường một chút.

Theo ông Duy, thời điểm nên bắt đầu quan sát là 1h22, khi bắt đầu giai đoạn nguyệt thực một phần. Màu sắc của vùng bóng trái đất in trên mặt trăng sẽ chuyển dần từ đen xám sang ửng đỏ khi vùng bóng này lớn dần.

Nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu vào lúc 2h22, toàn bộ mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ. Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại vào lúc 3h12 cũng là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ đồng rõ đẹp nhất.

"Chúng ta sẽ tiếp tục quan sát được pha nguyệt thực toàn phần cho đến 4h02. Sau đó trăng sẽ dần ra khỏi vùng tối, màu sắc dần trở về bình thường cho đến khi trăng ra khỏi vùng bóng tối hoàn toàn vào lúc 5h02 và kết thúc nguyệt thực một phần", ông Duy nói.

Hình ảnh mô phỏng hiện tượng nguyệt thực toàn phần
Hình ảnh mô phỏng hiện tượng nguyệt thực toàn phần.
Ảnh: Câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP HCM chuyển ngữ.

Ông Nguyễn Đức Phường, Hội Thiên văn - Vũ trụ Việt Nam, cho biết không giống như hiện tượng nhật thực, quan sát nguyệt thực không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, do đó có thể quan sát bằng mắt thường.

Ông cũng lưu ý khi theo dõi hiện tượng, người quan sát nên chọn khu vực ít nhà cao tầng, trống hướng tây nam, chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết để quan sát.

Theo tính toán của Cơ quan Hàng không Vũ trụ NASA, trong năm 2011, hiện tượng nguyệt thực toàn phần tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 10/12, mặt trăng sẽ bị che khuất hoàn toàn trong 52 phút. Khu vực quan sát tốt nhất là châu Á và Australia. Trong lần nguyệt thực này, Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để quan sát.

Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi mặt trăng đi vào vị trí thẳng hàng với trái đất và mặt trời nên bị che khuất bởi bóng của trái đất. Khác với nhật thực, nguyệt thực kéo dài lâu hơn do bóng của trái đất khá lớn so với mặt trăng.

Khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối ta có nguyệt thực một phần. Khi mặt trăng đi qua và nằm hoàn toàn trong vùng bóng tối ta có nguyệt thực toàn phần, đây là trường hợp ta sẽ quan sát được vào rạng sáng ngày mai.



(Nguồn: Theo Vnexpress )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
99,99% có hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt trời (1/4/2016)
Những bức ảnh thiên văn vũ trụ ấn tượng nhất năm 2015 (30/12/2015)
Bằng chứng về các vụ nổ hạt nhân xa xưa trên Sao Hỏa (28/12/2015)
Hy vọng mới cho loài người: Có một ”Trái đất thứ 3” ở cực gần Trái đất (19/12/2015)
’Hành tinh béo’ bị trục xuất khỏi hệ mặt trời (15/12/2015)
Phát hiện hành tinh song sinh của sao Mộc (17/7/2015)
Bí ẩn Trái Đất được giải đáp qua sao Diêm Vương như thế nào? (16/7/2015)
NASA lập kế hoạch di cư loài người vào vũ trụ (14/7/2015)
Dùng laser truyền video từ ISS xuống mặt đất (12/6/2014)
Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh (12/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Tự hào về người Việt thứ hai bay vào vũ trụ (15/6/2011)
Trò chuyện với ’Người đến từ sao Hỏa’ tại Việt Nam (14/6/2011)
“Sóng thần” mặt trời ập đến trái đất (9/6/2011)
Bí mật về năng lượng bóng tối (9/6/2011)
Phi hành gia Nhật sẽ trồng dưa chuột trên vũ trụ (8/6/2011)
Thử nghiệm sống trên sao Hỏa tròn một năm (8/6/2011)
Video ’nhà của người sao Hỏa’ gây sốt (8/6/2011)
Nước trên Mặt trăng nhiều tương đương Trái đất (31/5/2011)
Nasa hé lộ mẫu tàu vũ trụ mới (26/5/2011)
Mỹ chi một tỷ USD để lấy bụi vũ trụ (26/5/2011)
Phát hiện  (23/5/2011)
Những hiểm họa gây tuyệt chủng loài người (23/5/2011)
Nasa giả lập thiên thạch dưới đáy biển (18/5/2011)
Vì sao giám đốc NASA phải 'về vườn'? (18/5/2011)
Toàn bộ bầu trời đêm từ 37.440 bức ảnh phơi sáng (16/5/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Con người sắp biến sao Hỏa thành thuộc địa?
NASA lập kế hoạch di cư loài người vào vũ trụ
Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh
Bí ẩn Trái Đất được giải đáp qua sao Diêm Vương như thế nào?
Dùng laser truyền video từ ISS xuống mặt đất
Phát hiện hành tinh song sinh của sao Mộc
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt