AFP dẫn thông báo của NASA
cho hay, phi thuyền sẽ được phóng vào năm 2016 để tới một thiên thạch
đã được chọn sẵn trong cuộc hành trình kéo dài bốn năm. Nó không đáp
xuống thiên thạch mà chỉ tới sát bề mặt. Sau đó cánh tay máy của phi
thuyền sẽ vươn ra và lấy một lượng vật chất - bao gồm bụi và chất hữu cơ
có khối lượng hơn hai kg. Phi thuyền sẽ trở lại địa cầu vào năm 2023.
Chi phí cho dự án vào khoảng một tỷ USD.
Hình minh họa phi thuyền của Mỹ lấy bụi từ thiên thạch bằng cánh tay máy.
Ảnh: AP.
Giới khoa học cho rằng các thiên thạch
là tàn dư của quá trình hình thành Thái Dương hệ cách đây chừng 4,5 tỷ
năm. Việc nghiên cứu chúng có thể giúp con người hiểu rõ hơn về giai
đoạn sơ khai của hệ Mặt Trời.
Michael Drake, một nhà khoa học của Đại học Arizona Mỹ, nhận định rằng những sinh vật sống có thể tồn tại trên các thiên thạch.
Năm ngoái Nhật Bản trở thành quốc gia
đầu tiên lấy được bụi từ vũ trụ. Phi thuyền Hayabusa của Nhật Bản mang
bụi về từ một thiên thạch cách trái đất chừng 300 triệu km - gấp khoảng
hai lần khoảng cách từ địa cầu tới mặt trời. Chuyến bay của Hayabusa kéo
dài 7 năm.