Theo NASA cho
biết, sau một thời gian dài quan sát các vết đen trên mặt trời, các nhà
khoa học của cơ quan này cho biết: Một năng lượng khổng lồ đã được giải
phóng khỏi vết đen lớn nhất trên mặt trời mang điện tích khổng lồ đã hạ
cánh xuống trái đất theo những cơn gió. Trong giới chuyên gia thì hiện tượng này còn gọi là bão từ.
Được biết gió mặt trời đã mang những luồng hạt mang điện tích thoát ra từ vùng thượng quyển của mặt trời. Do mang các hạt electron và proton
có mức năng lượng cao, gió mặt trời có thể thoát ra khỏi lực hấp dẫn
của các ngôi sao. Ngoài bão từ, gió mặt trời còn gây nên cực quang (xuất
hiện sau khi các hạt mang điện trong gió mặt trời tương tác với từ
trường của địa cầu) và nhiều hiện tượng khác.
Cách đây một tháng các nhà khoa học NASA đã quan sát Noaa 9393-
vết đen lớn nhất trên mặt trời, khi đó nó chưa lớn như hiện nay. Trong
thời gian gần đây, họ kinh ngạc nhận thấy vết đen này mở rộng quá nhanh. Noaa 9393
liên tục có những dấu hiệu cho thấy năng lượng bị dồn nén của nó sắp
bùng nổ. Ông Joe Elrod, Đài quan sát Thái dương hệ Mỹ, cho biết: “Đây là vết đen lớn đầu tiên mà chúng tôi quan sát được trong suốt một chu kỳ hoạt động của mặt trời”.
Năm nay, mặt trời ở đỉnh chu kỳ, vết đen xuất hiện rất nhiều. Tính đến cuối tháng 3, các nhà khoa học xác định được gần 300 vết, trong đó cái lớn nhất là Noaa 9393, bao phủ một diện tích rộng gấp 13 lần trái đất. Kích thước của nó khổng lồ đến mức có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường.
Khi một vết đen bùng nổ, nó sẽ sản sinh
ra hàng tỷ tấn hạt và khí ion hóa, hướng về trái đất, thay đổi từ trường
trái đất. Điều này có thể đe dọa hệ thống điện và vệ tinh viễn thông
trên quỹ đạo cũng như dưới mặt đất, đồng thời gây biến đổi khí hậu hành
tinh.
Cũng theo các nhà khoa học, cơn “sóng
thần” điện tích đến từ mặt trời này có thể làm tê liệt hoạt động của các
vệ tinh nhân tạo và thậm chí còn tấn công các mạng lưới điện trên mặt
đất. Vì thế do nhiễu động sóng nên một số chuyến bay nơi có cơn “sóng
thần” này đi qua cũng sẽ bị ảnh hưởng. Không những thế nó còn sẽ ảnh
hưởng xấu đến tầng Ozone, gây ra một số tác động xấu tới sức khỏe con
người, nhưng không nghiêm trọng.
Một nhà khoa học tại NASA cho biết: “Đợt
bão từ lần này chỉ tồn tại từ 12 đến 24 giờ, sau đó sẽ tan dần. Vì thế
tầm ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người không lớn. Nơi bị chịu
ảnh hưởng cơn bão từ nặng nề nhất lần này là tại Bosnia và Herzegovina
thuộc vùng Đông Âu”.