banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Khoa học Vũ trụ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Nga thống lĩnh cuộc chạy đua trong không gian
(phatminh.com) Khi Mỹ chấm dứt chương trình tàu con thoi, Nga sẽ hoàn toàn kiểm soát việc tiếp cận Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS). Đó là một bước ngoặt mang tính biểu tượng cho sự kèn cựa lâu đời giữa hai đối thủ này.

Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) đã xua đi mọi thái độ hân hoan song các phi hành gia Mỹ sẽ phụ thuộc vào Nga để bay tới ISS ít nhất cho đến năm 2015 và sẽ phải trả tiền cho việc này.

Chúng tôi không thể nói chúng tôi đã chiến thắng trong cuộc chạy đua vào vũ trụ, song đơn giản chúng tôi đã vươn đến điểm cuối của một giai đoạn nhất định”, Phó giám đốc Roskosmos, Vitaly Davydov, nói trong một cuộc phỏng vấn.

Nga thống lĩnh cuộc chạy đua trong không gian
Tàu vụ trụ Soyuz dùng một lần của Nga -
Ảnh: AFP

Vào ngày 8.7, bốn phi hành gia Mỹ sẽ bay chuyến bay cuối cùng của tàu con thoi Atlantis để khép lại một chương trình kéo dài ba thập kỷ, trong đó Mỹ lần lượt vận chuyển hàng tiếp tế và phi hành đoàn lên ISS cùng với các con tàu Progress (chở hàng) và Soyuz của Nga.

Từ nay trở đi, Washington sẽ phải trả 51 triệu USD cho mỗi vé trên các con tàu vũ trụ của Nga cho đến khi một loại tàu mới được các công ty tư nhân chế tạo.

Ông Davydov đã từ chối mọi câu hỏi về sự ganh đua giữa hai quốc gia và nhấn mạnh rằng ISS trước hết là câu chuyện thành công về sự hợp tác quốc tế.

“Tôi không thể hình dung ra một dự án vũ trụ quốc tế khác có thể có hiệu quả về quy mô, ý nghĩa và kết quả như ISS”, ông Davydov nói.

Nếu Nga giành được một chiến thắng mang tính biểu tượng thì đó là một chiến thắng đắt giá bởi việc chế tạo nhiều tàu vũ trụ hơn để tới lui trên ISS sẽ ngốn hết một ngân sách có thể dùng để chi vào các dự án khác.

Không giống như các tàu con thoi của Mỹ, tàu Soyuz của Nga chỉ dùng được một lần, ngoại trừ bộ phận để các nhà du hành trở lại mặt đất.

Tình thế “không mấy thuận tiện vì nó sẽ trút gánh nặng lên khả năng sản xuất của Roskosmos”, chuyên gia về công nghiệp vũ trụ Igor Marinin nói với AFP.

Trong năm nay, Roskosmos thông báo mức ngân sách là 3 tỉ USD, một phần nhỏ so với ngân sách 18,5 tỉ USD của NASA.

Cơ quan này còn đối mặt với nhiều thất bại bẽ bàng, bao gồm nhiều lần phóng vệ tinh thất bại dẫn đến việc lãnh đạo Anatoly Perminov bị sa thải vào tháng 4 năm nay.

Ngành công nghiệp vũ trụ Nga còn bị chế giễu với cuộc thí nghiệm kỳ quái mô phỏng một chuyến hành trình lên sao Hỏa, trong đó những tình nguyện viên được cách ly tại một viện nghiên cứu ở Nga trong hơn một năm và “hạ cánh” xuống một hố cát được thiết kế đặc biệt.

Để bù đắp chi phí, Roskosmos hy vọng xây dựng được vị thế mạnh mẽ hơn ở thị trường thương mại vũ trụ, như phóng vệ tinh, theo phát biểu của lãnh đạo mới được bổ nhiệm Vladimir Popovkin tại Diễn đàn Kinh tế Saint Petersburg vào tháng trước.

Mục tiêu là chiếm một vị trí thích hợp trong thị trường thương mại: khoảng từ 10 đến 12% thị trường trị giá 300 tỉ USD mỗi năm. Đó là một trong số ít lĩnh vực mà đất nước chúng ta có thể cạnh tranh trên trường quốc tế”, ông Popovkin nói.

Trong khi Nga thực hiện 40% số vụ phóng tàu vũ trụ và xây dựng hơn 20% số tàu vũ trụ trên thế giới, hiện tại nước này “chỉ chiếm một lượng nhỏ không công bằng trong thị trường thương mại vũ trụ, không nhiều hơn 3%”, theo ông Popovkin.

Nga cũng đối mặt với các đối thủ mới, đáng chú ý nhất là Trung Quốc, nước trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới, sau Liên Xô và Mỹ, đưa người vào vũ trụ trên con tàu tự chế tạo vào năm 2003.

Trong một kế hoạch đầy tham vọng, Trung Quốc hy vọng sẽ đưa một người máy lên mặt trăng vào năm 2013 và xây dựng trạm vũ trụ riêng dự kiến đi vào hoạt động năm 2015.

Nga thống lĩnh cuộc chạy đua trong không gian
Chỉ huy tàu con thoi Atlantis Robert Gibson (trái) bắt tay Chỉ huy trạm vũ trụ Nga Mir, Vladimir Dezhurov, trên tàu Atlantis trong lần kết nối vào năm 1995 -i

Ông Davydov ý thức rằng Trung Quốc đã trở thành một đối thủ, dù khoảng cách còn khá xa.

Ông nói: “Có đủ chỗ cho mọi người trong vũ trụ. Với một cảm giác nhất định, Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh của chúng tôi… song đây là điều tuyệt đối bình thường và chúng tôi không thấy lo ngại về thị trường này trong thời gian dài”.

Trớ trêu thay, khía cạnh thương mại trong chương trình vũ trụ Nga lại khiến một số cựu phi hành gia từ thời Liên Xô mơ về không khí cạnh tranh của thời Chiến tranh Lạnh.

Cựu phi hành gia Georgy Grechko than thở: “Thật kỳ lạ là trong suốt Chiến tranh Lạnh, khi chúng tôi, những phi hành gia và kỹ sư từng mơ về việc hợp tác, thì có rất nhiều vụ phóng. Tuy nhiên, sau đó sự hợp tác đến và giờ đây chúng ta phần lớn chỉ lặp lại chính mình”.

Theo ông Grechko, mục tiêu giảm chi phí các vụ phóng tàu vũ trụ trong chương trình tàu con thoi của Mỹ rốt cuộc đã không đạt được và cùng với sự chấm dứt của nó, người ta chứng kiến sự trở lại của những con tàu sử dụng một lần. Những con tàu này không mấy khác so với cách đây 50 năm.

Nhân loại đã mất đi sự kích thích trong việc bay vào không gian với những cỗ máy phức tạp hơn”, cựu phi hành gia 80 tuổi nói.

(Nguồn: Theo khoahoc.com.vn )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
99,99% có hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt trời (1/4/2016)
Những bức ảnh thiên văn vũ trụ ấn tượng nhất năm 2015 (30/12/2015)
Bằng chứng về các vụ nổ hạt nhân xa xưa trên Sao Hỏa (28/12/2015)
Hy vọng mới cho loài người: Có một ”Trái đất thứ 3” ở cực gần Trái đất (19/12/2015)
’Hành tinh béo’ bị trục xuất khỏi hệ mặt trời (15/12/2015)
Phát hiện hành tinh song sinh của sao Mộc (17/7/2015)
Bí ẩn Trái Đất được giải đáp qua sao Diêm Vương như thế nào? (16/7/2015)
NASA lập kế hoạch di cư loài người vào vũ trụ (14/7/2015)
Dùng laser truyền video từ ISS xuống mặt đất (12/6/2014)
Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh (12/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Tàu con thoi chuẩn bị phóng vào lịch sử (8/7/2011)
Hình ảnh 3D đầu tiên về trạm vũ trụ quốc tế (8/7/2011)
Bao giờ Mặt trăng bay khỏi Trái đất?  (6/7/2011)
Quả cầu sáng bí ẩn trên bầu trời Hawaii (4/7/2011)
Hôm nay trái đất cách xa mặt trời nhất  (4/7/2011)
Thiên hà sáng đưa nhà khoa học về vũ trụ sơ khai (4/7/2011)
Ngày 08-07, phóng tàu Atlantis (4/7/2011)
Khoảnh khắc Mặt trời mọc trên Mặt trăng (4/7/2011)
Thêm “con mắt” tìm người ngoài hành tinh (29/6/2011)
Trạm vũ trụ quốc tế sơ tán khẩn cấp vì rác (29/6/2011)
Nga phóng vệ tinh do thám (28/6/2011)
Ảnh vũ trụ ấn tượng tuần qua (27/6/2011)
Hôm nay, một tiểu hành tinh bay qua trái đất  (27/6/2011)
Xem lỗ đen nuốt chửng một vì sao  (25/6/2011)
Tàu chở hàng của Nga lắp ghép thành công với ISS (25/6/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Con người sắp biến sao Hỏa thành thuộc địa?
NASA lập kế hoạch di cư loài người vào vũ trụ
Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh
Bí ẩn Trái Đất được giải đáp qua sao Diêm Vương như thế nào?
Dùng laser truyền video từ ISS xuống mặt đất
Phát hiện hành tinh song sinh của sao Mộc
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt