banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Khoa học Vũ trụ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Xem lỗ đen nuốt chửng một vì sao
(phatminh.com) Lần đầu tiên các nhà thiên văn học Mỹ chứng kiến trong khoảng không gian vũ trụ một hiện tượng xảy ra khi một ngôi sao sơ xuất tiến đến gần lỗ den khổng lồ và bị trọng trường của lỗ đen làm vỡ ra từng mảnh, tạo thành một vụ bùng phát các bức xạ mãnh liệt.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, sự kiện như vậy chỉ 100 triệu năm mới xảy ra một lần.

Nó được ghi lại trên kính thiên văn gamma “Swift” bay trên quỹ đạo vào tháng 3 năm nay, dưới sự quan sát của nhóm nghiên cứu do giáo sư Joshua Bloom, trường Đại học California tại Berkeley đứng đầu và vừa được công bố trên Tạp chí Science.

Hình ảnh mô phỏng cảnh ngôi sao bị lỗ đen "nuốt chửng".
Hình ảnh mô phỏng cảnh ngôi sao bị lỗ đen "nuốt chửng". (Ảnh: NationalGeographic)

Sự bùng phát chói loà của bức xạ gammma do kính thiên văn Swift ghi lại được ghi lại bằng chỉ số Sw 1644+57, xảy ra tại chòm sao Dragon ngày 28/3/2011. Lúc đầu, các nhà khoa học cho rằng nó cũng chỉ giống như những sự bùng phát tia gamma khác, thường mỗi ngày quan sát thấy một lần, và là sự biến mất đột ngột của những ngôi sao lớn trong lỗ đen.

Thế nhưng ngày 31/3, trong một bức thư điện tử gửi đến các đồng nghiệp, giáo sư Bloom kể lại rằng sự bùng phát này mạnh hơn hẳn những sự bùng phát thường thấy, và nói chung, không phải là vụ bùng phát gamma, mà là những luồng plasma có năng lượng rất cao, do một vì sao có khối lượng tương đương Mặt trời phát ra trong một khoảnh khắc mà lực hút của lỗ đen lớn hơn hàng triệu lần.

Sau khi phân tích thận trọng những số liệu do kính thiên văn Swift ghi lại, cũng như tham khảo những quan sát khác của các kính thiên văn “Hubbble” và “Chandra” đang bay trong vũ trụ ghi nhận, người ta đã khẳng định những giả thuyết ban đầu của giáo sư Bloom là đúng.

Bài báo trên Tạp chí Science viết: "Ngôi sao đi quá gần một lỗ đen khổng lồ, bị lực trọng trường của nó phá vỡ, sinh ra một vụ bùng phát lớn. Sự bùng phát này có năng lượng rất cao, được ký hiệu là Sw 1644+57 cho thấy rằng nó có những đặc tính mà chưa một vụ bùng phát trước đây có được. Các quan sát chứng minh rằng đó là một vì sao bị nuốt vào một lỗ đen có khối lượng bằng từ 100.000 đến 1 triệu lần khối lượng Mặt trời”.

Các nhà nghiên cứu còn cho biết lỗ đen ấy nằm ở trung tâm của Thiên hà, cách Trái đất khoảng 4 tỷ năm ánh sáng. Theo tính toán của họ, ngôi sao bị “chết” này tạo ra một chiếc đĩa tăng tích (accredition disc) xung quanh lỗ đen, chuyển năng lượng thành bức xạ rơnghen. Ngoài ra, bức xạ gamma cũng phát ra những dòng plasma, lan toả ra từ các cực của lỗ đen với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng.

(Nguồn: Theo Vietnamnet )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
99,99% có hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt trời (1/4/2016)
Những bức ảnh thiên văn vũ trụ ấn tượng nhất năm 2015 (30/12/2015)
Bằng chứng về các vụ nổ hạt nhân xa xưa trên Sao Hỏa (28/12/2015)
Hy vọng mới cho loài người: Có một ”Trái đất thứ 3” ở cực gần Trái đất (19/12/2015)
’Hành tinh béo’ bị trục xuất khỏi hệ mặt trời (15/12/2015)
Phát hiện hành tinh song sinh của sao Mộc (17/7/2015)
Bí ẩn Trái Đất được giải đáp qua sao Diêm Vương như thế nào? (16/7/2015)
NASA lập kế hoạch di cư loài người vào vũ trụ (14/7/2015)
Dùng laser truyền video từ ISS xuống mặt đất (12/6/2014)
Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh (12/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Tàu chở hàng của Nga lắp ghép thành công với ISS (25/6/2011)
Những kỷ lục của con người trong không gian  (25/6/2011)
Trồng rau trong vũ trụ (25/6/2011)
Dữ liệu hình ảnh mặt trăng được gửi về từ tàu vũ trụ trinh sát (24/6/2011)
Phóng tàu tiếp tế trạm vũ trụ (23/6/2011)
Tầng ozone đã bắt đầu tự hồi phục? (23/6/2011)
Điều kỳ diệu của những vụ nổ Mặt trời (23/6/2011)
Khám phá sao Thủy từ tàu vũ trụ Messenger (22/6/2011)
Phát hiện sao chổi mới  (21/6/2011)
Trung Quốc phóng vệ tinh thông tin (21/6/2011)
Mỹ, châu Âu hợp tác thăm dò sao Hỏa (21/6/2011)
Mỹ mơ về hành trình tới các vì sao (21/6/2011)
Sự kỳ bí của các đám mây dạ quang (21/6/2011)
Phát hiện ngôi sao bắn ”đạn nước” trong vũ trụ (16/6/2011)
Ngắm Trái Đất “nuốt” Mặt Trăng trong Nguyệt thực dài kỷ lục (16/6/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Con người sắp biến sao Hỏa thành thuộc địa?
NASA lập kế hoạch di cư loài người vào vũ trụ
Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh
Bí ẩn Trái Đất được giải đáp qua sao Diêm Vương như thế nào?
Dùng laser truyền video từ ISS xuống mặt đất
Phát hiện hành tinh song sinh của sao Mộc
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt