Phát
hiện mới này đã gần như nhân đôi số hành tinh đã được xác nhận và nhân
ba số ngôi sao được biết đến có hơn 1 hành tinh xoay quanh ngôi sao đó.
Những hệ hành tinh này sẽ giúp các nhà thiên văn học hiểu rõ hơn về quá
trình hình thành hành tinh.
Các hành tinh nói trên quay quanh quỹ
đạo gần ngôi sao của chúng và có đường kính từ 1,5 lần Trái Đất đến lớn
hơn Sao Mộc. Tuy nhiên, các nhà thiên văn cần quan sát thêm để xác định
xem liệu những hành tinh này có cấu tạo từ đất đá như Trái Đất hay dưới
dạng thể khí như Sao Hải vương.
Các hành tinh mới phát hiện quay xung
quanh ngôi sao của chúng từ 6-143 ngày/vòng. Tất cả đều gần ngôi sao của
chúng hơn so với khoảng cách từ Sao Thủy đến Mặt Trời của chúng ta.
Ông Doug Hudgins, nhà khoa học trong chương trình Kepler tại trụ sở NASA ở Washington nói: “Trước
khi thực hiện sứ mệnh Kepler, chúng ta chỉ biết khoảng 500 hành tinh
trong toàn vũ trụ. Nay chỉ trong vòng hai năm quan sát một vùng trời
không lớn hơn lòng bàn tay của bạn, Kepler đã phát hiện hơn 60 hành tinh
và hơn 2.300 đối tượng có thể là hành tinh. Điều này chứng tỏ thiên hà
của chúng ta có vô vàn hành tinh với đủ loại kích cỡ và quỹ đạo".
Kính viễn vọng Kepler, được phóng lên
quỹ đạo hồi tháng 3/2009 với một camera kỹ thuật số nhất từ trước tới
nay, là sứ mệnh đầu tiên của NASA nhằm tìm ra những hành tinh giống Trái
Đất trong tổng số hơn 150.000 ngôi sao thuộc tầm ngắm của thiết bị này
khi quay quanh Mặt Trời.
Dự kiến, kính viễn vọng này sẽ duy trì hoạt động khoa học của mình ít nhất đến tháng 11/2012.