1. Tòa nhà Seascraper
Tòa nhà Seascraper bao gồm nhà ở, văn
phòng, khách sạn và trung tâm giải trí hiện đại đang được các kỹ sư
người Mỹ thiết kế với khả năng tự cung cấp năng lượng hoàn toàn nhờ vào
các nguồn năng lượng sạch.
Nguồn năng lượng chính của tòa nhà nổi
này được cung cấp từ hệ thống phát điện nhờ vào các dòng hải lưu dưới
biển sâu. Ngoài ra, phần lớn vỏ bọc của tòa nhà được lắp hệ thống pin
mặt trời giúp cung cấp năng lượng sạch cho tòa nhà. Trong khi đó, hệ
thống cung cấp nước sạch cho tòa nhà được lấy từ bể trữ nước mưa cùng hệ
thống nước sạch được xử lý từ nước thải từ tòa nhà tạo thành một vòng
toàn hoàn khép kín.
2. Trung tâm xử lý rác nổi trên biển
Dự án Plastic Fish Tower của các kiến
trúc sư người Hàn Quốc được thiết kế với cấu trúc hình tròn khổng lồ nổi
trên bề mặt đại dương nằm trong Đảo rác Thái Bình Dương khổng lồ sẽ thu
thập và tái chế nhựa để tạo năng lượng.
Phần trung tâm của cấu trúc hình cầu
được sử dụng làm nơi xử lý rác thải nhựa thu thập được từ trên đại
dương. Phần ngoài và phần nổi trên mặt nước của cấu trúc hình cầu sẽ
được sử dụng làm khu dân cư. Nguồn năng lượng cho khu dân cư được cung
cấp từ nhà máy xử lý rác nhựa.
3. Tòa nhà Waterscraper
Với một vòng tròn giúp ổn định và một
cấu trúc tháp hình mái vòm trong suốt nổi trên biển, tòa nhà
Waterscraper, bao gồm bãi biển, nhà hàng, bến du thuyền, trung tâm bơi
lặn và khách sạn sẽ là một nơi sinh sống lý tưởng cho các cư dân tương
lai. Cấu trúc mái vòm trong suốt giúp toà nhà tiết kiệm năng lượng nhờ
ánh sáng ban ngày.
Mô hình giống như tòa nhà Waterscraper
cũng được coi là một giải pháp cho áp lực dân cư quá đông tại các thành
phố lớn trên Trái đất. Theo cơ quan các vấn đề xã hội và kinh tế của
Liên Hợp Quốc, khoảng 1/2 dân số thế giới đang sống tại các thành phố.
4. Tòa nhà Greenstar
Dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2014, dự
án Greenstar sẽ là một trung tâm hội nghị 2.000 chỗ ngồi và khách sạn
sang trọng 800 phòng ngoài khơi Maldives ở Ấn Độ Dương. Những tòa nhà
như thế này sẽ là giải pháp giúp Maldives - quốc đảo có địa hình thấp
nhất thế giới - đối phó với nguy cơ bị nhấn chìm do tình trạng nước biển
tăng.
5. Cầu cảng nổi
Với diện tích khoảng 490.000m2,
cầu cảng nổi có thể đón cùng lúc 3 tàu du lịch viễn dương. Hệ thống cầu
cảng bao gồm khách sạn, trung tâm mua sắm, nhà hàng sẽ giúp khách du
lịch có những trải nghiệm mới lạ giữa đại dương.
Khoảng 10% mái của cấu trúc cảng nổi
được lắp đặt pin mặt trời để cung cấp năng lượng cho các công trình bên
trong. Ngoài ra, cầu cảng cũng được thiết kế với khả năng tận dụng tối
đa ánh sáng ban ngày để tiết kiệm năng lượng.