(www.phatminh.com) Theo PGS.TS Phạm Đức Nguyên, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội môi trường xây dựng Việt Nam, trong tình trạng năng lượng đang bị thiếu hụt nghiêm trọng và lâu dài như ở Việt Nam, công trính xanh (CTX) có thể giúp bảo tồn nguồn nước và tài nguyên thiên nhiên.
|
|
Một tòa nhà
được công nhận là CTX (Green Buiding) nếu đạt được các tiêu chí trong 5
lĩnh vực: quy hoạch địa điểm bền vững, bảo vệ và hiệu quả nguồn nước,
hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo, chất lượng môi trường trong
nhà, bảo tồn vật liệu và tài nguyên thiên nhiên.
|
Khu nghỉ dưỡng Ana Mandara Villas Dalat (Lâm Đồng) đoạt
giải nhất Cuộc thi Tòa nhà hiệu quả năng
lượng ASEAN 2010
|
TS Nguyên cho biết, do khí hậu Việt Nam là nhiệt đới - ẩm nên vấn đề làm
mát là quan trọng, tiêu tốn nhiều năng lượng, không giống các nước xứ
lạnh sử dụng năng lượng sưởi ấm là chủ yếu. Kỹ thuật sử dụng trong thiết
kế công trình phải đón được nhiều không khí tự nhiên thuận lợi, tránh
nhiệt mặt trời nung nóng nhà chứ không phải cần kín gió, mở nhiều tường
kính để lấy ánh sáng, lấy nhiệt mặt trời vào. Tại Mỹ, tuy rằng CTX đã
phát triển mạnh mẽ và ở cấp độ cao nhất thế giới nhưng cuộc điều tra 872
dự án năm 2006, 57% chủ đầu tư cho rằng việc xác định chi phí ban đầu
cho các CTX không dễ chịu chút nào.
Tuy nhiên, kết quả là 200 tòa nhà được nhận chứng chỉ CTX đã giảm được
30% nước cấp và 30-50% năng lượng. Đến cuối năm 2010 có 100.000 tòa nhà
được cấp chứng chỉ CTX. Hội Kiến trúc sư Mỹ kêu gọi các nhà thiết kế
thực hiện chính sách cứ 5 năm giảm 10% năng lượng sử dụng trong các công
trình, đến năm 2030 giảm được 90% so với năm 2005.
Theo TS Nguyên, để phát triển CTX ở Việt Nam rất cần sự ủng hộ của Chính
phủ như ưu tiên vay vốn, giảm thuế… cho các chủ đầu tư. “Việt Nam là
nước chịu hậu quả nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, lẽ nào chúng ta lại
đứng ngoài cuộc cách mạng này”, PGS.TS Nguyên nói.
|
|
|
|
|
|