Tuy
nhiên kiến trúc sư người Pháp Jacques Rougerie, người đứng đầu dự án
SeaOrbiter, vừa khẳng định dự án sẽ được khởi công vào cuối năm nay và
hoàn thành vào năm 2013.
SeaOrbiter có thiết kế
vô cùng đặc biệt, nhìn bề ngoài nó giống một trạm vũ trụ hơn là một con
tàu chạy trên biển. Với thiết kế đặc biệt theo chiều dọc, SeaOrbiter cao
tới 51m, trong khi chỉ dài 10,35m và rộng 16,12m. Và với thiết kế này,
hơn một nửa con tàu sẽ chìm dưới nước để đàm bảo tàu sẽ hoạt động ổn
định, do đó chỉ có 20m phía trên của tàu là nổi trên mặt nước.
Tàu gồm có 8 tầng chính, trong đó 3 tầng
nổi trên mặt nước và 5 tầng chìm phía dưới. 3 tầng trên với phần boong
tàu rộng rãi có thể phục vụ du lịch, các hoạt động giải trí hoặc đơn
giản là để các nhà nghiên cứu hít thở không khí trong lành. 5 tầng dưới
là khu vực nghiên cứu, thu thập các dữ liệu từ đại dương và phân tích.
Đặc biệt tầng dưới cùng được làm hoàn toàn bằng kính có khả năng chịu áp
lực rất lớn, dùng trong các hoạt động quan sát đáy đại dương.
Ngoài sử dụng các nguồn năng lượng nhân
tạo, tàu SeaOrbiter còn sử dụng các nguồn năng lượng từ thiên nhiên như
năng lượng Mặt Trời, sức gió và năng lượng sóng. Bên cạnh đó tàu còn có
một tầng riêng để dự trữ lương thực và nước uống, giúp nó hoạt động liên
tục trên đại dương trong nhiều ngày.
Một số đơn vị như các Cơ quan Hàng không
- Vũ trụ của Mỹ (NASA) và châu Âu (ESA) đã bày tỏ sự quan tâm tới việc
tham gia dự án SeaOrbiter. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy từng nhắc tới
dự án này trong một bài phát biểu quan trọng về biển và nhận được sự
ủng hộ của công ty đóng tàu DCNS cũng như tập đoàn điện tử quốc phòng
Thales.
Tuy nhiên đội ngũ phát triển dự án vẫn
đang phải tìm các đối tác công nghiệp khác để chi trả khoản tiền 35
triệu Euro kinh phí đóng tàu. Hiện dự án SeaOrbiter vẫn đang tiến triển
tốt, một mô hình đã được thử nghiệm tại trung tâm Marintek (Na Uy) để
đảm bảo nó có thể chống chọi với sóng lớn. Theo kế hoạch, dự án tàu
SeaOrbiter sẽ bắt đầu khởi công vào tháng 10 năm nay và hoàn thành vào
năm 2013. |