banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Câu chuyện khoa học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
7 điều ít biết về cầu vồng
(www.phatminh.com) Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
cau-vong-jpeg-1378287947.jpg

Cầu vồng xuất hiện vào buổi sáng. Ảnh: Wikipedia

1. Cầu vồng hiếm khi xuất hiện vào buổi trưa

Cầu vồng thường được nhìn thấy vào buổi sáng và buổi chiều tối. Đó là hiện tượng tán sắc ở ánh nắng mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa ở nền nhiệt độ khoảng 42 độ C. Nhiệt độ thường cao hơn mức thích hợp trên vào buổi trưa, nên cầu vồng ít khi hình thành.

2. Cầu vồng có thể xuất hiện vào ban đêm

pic-2-1378274126.jpg

Cầu vồng xuất hiện vào ban đêm. Ảnh: Wikipedia

Cầu vồng xuất hiện vào ban đêm được gọi là cầu vồng mặt trăng. Đó là do cầu vồng được tạo ra bởi ánh sáng phản chiếu trên bề mặt mặt trăng chứ không phải từ ánh sáng mặt trời trực tiếp.

3. Hai người không nhìn thấy màu sắc cầu vồng giống nhau

pic-3-1378274126.jpg

Cầu vồng với những màu sắc rực rỡ. Ảnh: Wikipedia

Tia sáng mặt trời khúc xạ với những hạt mưa nhất định tạo ra hình ảnh cầu vồng trong mắt một người, nhưng đồng thời những tia sáng này cũng khúc xạ với những hạt mưa khác theo góc khác trong tầm mắt của ai đó. Chính bởi vậy màu sắc cầu vồng nhìn thấy của mỗi người khác nhau, dù đứng cùng một vị trí và ngắm cùng một cầu vồng.

4. Không thể tiến sát tới cầu vồng

Cầu vồng di chuyển khi người nhìn di chuyển, đó là vì ánh sáng tạo nên cầu vồng hình thành ở một khoảng cách và góc nhất định với mắt người quan sát. Khoảng cách này luôn tồn tại giữa người xem với hiện tượng.

5. Không thể nhìn thấy hết tất cả các màu của cầu vồng

pic-5-1378274126.jpg

Những màu sắc cơ bản của cầu vồng. Ảnh: Wikipedia

Ngoài 7 màu cơ bản là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím, cầu vồng được tạo thành từ hơn một triệu màu tán sắc liên tiếp, bao gồm những màu mà mắt thường con người không nhìn thấy.

6. Nhiều cầu vồng có thể được hình thành cùng một thời điểm

pic-6-1378274126.jpg

Cầu vồng đôi. Ảnh: Wikipedia

Người quan sát có thể nhìn thấy nhiều hơn một cầu vồng khi ánh sáng khúc xạ lại bên trong giọt nước, và chia thành các màu sắc thành phần. Cầu vồng đôi xuất hiện khi điều này xảy ra bên trong giọt nước hai lần, gấp ba khi nó xảy ra 3 lần, và thậm chí gấp 4 nếu nó xảy ra 4 lần.

7. Có thể làm cầu vồng biến mất

Tạp chí Discovery chỉ ra rằng ta có thể dùng những chiếc kính phân cực để chặn một cầu vồng. Đó là vì kính phân cực được phủ một lớp phân tử liên kết theo chiều dọc, trong khi đó ánh sáng phản chiếu với nước bị phân cực theo chiều ngang. 


(Nguồn: Vnexpress.net )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Thực đơn giảm cân khoa học trong 7 ngày với nước chanh (11/1/2016)
Câu chuyện về CRISPR: Từ vi khuẩn đến phát kiến vĩ đại của thế kỷ 21 (16/12/2015)
Tìm thấy mộ ’người đẹp mộng mơ’ 2.000 năm chứa đầy châu báu (12/6/2015)
Bí mật về những cuộc tình sóng gió của Albert Einstein (12/6/2014)
5 câu hỏi không có lời giải đáp về cơ thể con người (8/4/2014)
Những điều chưa biết về Einstein (24/3/2014)
Thiết bị định vị khẩn cấp của máy bay (17/3/2014)
Những nhà khoa học nữ bị lãng quên (14/3/2014)
Nga sẽ giao công nghệ hạt nhân hiện đại nhất cho Việt Nam (31/12/2013)
Stephen Hawking - Tiểu sử và các cột mốc quan trọng trong cuộc đời ông (22/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
10 loài sinh vật bạch tạng hiếm (25/9/2013)
10 con vật ’biết nói’  (20/9/2013)
Phát hiện nguồn gốc trí tưởng tượng của não (20/9/2013)
Hai UFO xuất hiện tại Anh (18/6/2013)
Những hòn đá biết đi ở thung lũng chết (18/6/2013)
Ngà voi niên đại hơn 19.000 năm ở Gia Lai (17/6/2013)
Gương mặt con người sau 100 nghìn năm (14/6/2013)
10 điều chưa thể lý giải bằng khoa học (12/6/2013)
Người phát hiện lỗ thủng tầng ozon qua đời (16/5/2013)
Bom napan, từ Harvard đến Việt Nam (2/5/2013)
Sự sống có trước khi Trái đất hình thành 5,5 tỷ năm (28/4/2013)
Nên phơi nấm ngoài nắng trước khi ăn (24/4/2013)
Phát hiện xương của rồng ở Trung Quốc (17/4/2013)
Phát hiện bệnh thận nhờ tỷ lệ eo - hông (15/4/2013)
Sắp sản xuất được thuốc 'cải lão hoàn đồng'? (15/4/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Xây dựng bảo tàng dưới nước ở châu Phi
Thực đơn giảm cân khoa học trong 7 ngày với nước chanh
Bí mật về những cuộc tình sóng gió của Albert Einstein
5 câu hỏi không có lời giải đáp về cơ thể con người
Những điều chưa biết về Einstein
Tìm thấy mộ 'người đẹp mộng mơ' 2.000 năm chứa đầy châu báu
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt