banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Tin công nghệ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Robot sẽ trở thành mối nguy hại cho con người
(phatminh.com) Các nhà khoa học Trung Quốc vừa lên tiếng cho rằng chính phủ nên ban hành luật, quy định sử dụng robot khi tốc độ phát triển robot của nước này đang diễn ra quá nhanh. Tranh cãi về quy định và quyền của robot ngày càng phổ biến trên thế giới.

Những tiến bộ phát triển robot có thể gây ra một số nguy hiểm, đặc biệt khi ngành công nghiệp này đang trải qua những thay đổi sâu sắc.

Robot ngày càng phổ biến

Robot thông minh
Robot "EveR-3" (Eve Robot 3) của Hàn Quốc cao 157cm, có thể nói chuyện bằng tiếng Hàn
và tiếng Anh (Ảnh: Internet).

Robot đang được sử dụng nhiều trong công nghiệp, các chương trình cứu trợ thảm họa, và nhiều lĩnh vực khác. Các nhà khoa học ở ĐH Tohoku (Nhật Bản) gửi đi 6 robot để thực hiện sứ mệnh ứng cứu sau thảm họa động đất và sóng thần hôm 11/3 để tìm kiếm nạn nhân tại những địa điểm nhân viên tìm kiếm không thể tới.

Một số viện nghiên cứu ở Mỹ cũng gửi 4 loại robot tới Nhật để trợ giúp công tác tìm kiếm. Robot điều khiển từ xa (ROV) được đưa tới những nơi bị tàn phá nhất để tìm kiếm các thi thể mất tích.

GS. Fumitoshi Matsuno ở ĐH Kyoto nói rằng các robot đó đã hoàn thành nhiệm vụ “tốt hơn mong đợi” với sự giúp đỡ của lực lượng tự vệ Nhật Bản.

Trung Quốc cũng đạt được nhiều tiến bộ trong nghiên cứu và phát triển ROV. Một ROV mang tên “Hai Long” do ĐH Jiaotong Thượng Hải phát triển, có thể lặn xuống độ sâu 3.500m. Đội khám phá đại dương của Trung Quốc vừa hoàn thành nhiệm vụ khám phá nam Đại Tây Dương với sự giúp đỡ của Hai Long.

Ở một số nước khác, trí tuệ nhân tạo được phát triển với trọng tâm là tính cơ động và khả năng thể hiện cảm xúc với con người. Hàn Quốc đang phát triển hệ thống robot sử dụng trong nhiều lĩnh vực, như quốc phòng, giáo dục và cứu hỏa. Young-Jo Cho, chuyên gia của Ủy ban kế hoạch công nghệ robot, thuộc Bộ tri thức Hàn Quốc, nói rằng nước này đặt mục tiêu trở thành một trong những trung tâm sản xuất robot hàng đầu thế giới vào năm 2018.

GS. Tomomasa Sato ở ĐH Tokyo, nói ông hy vọng chính phủ Nhật sẽ tiếp tục tăng ngân sách cho nghiên cứu robot. Ông cho rằng trận động đất hôm 11/ 3 có thể hướng công tác nghiên cứu và phát triển robot của nước này theo hướng thực tế hơn. “Đó không chỉ là vấn đề ngân sách, mà cũng là vấn đề luật pháp và quy định”, Tomomasa nói.

Có nên ban hành luật, trao quyền cho robot?

Vì robot có thể gây một số nguy cơ nếu sử dụng không đúng cách, Nhật Bản đã ban hành một số quy định về sử dụng robot, trong đó có quy định cấm sử dụng một số loại robot được sử dụng trên đường phố.

Các quy định là cần thiết không phải vì robot đủ mạnh để gây đe dọa với con người, mà vì việc sử dụng robot không đúng cách có thể gây họa”, GS. Cao Qixin, phó giám đốc Viện robot thuộc ĐH Giao thông Thượng Hải, nói.

Năm 2007, một nhóm chuyên gia Hàn Quốc đã soạn ra dự luật robot nhằm ngăn chặn robot lạm dụng con người và ngược lại. Nội dung của dự thảo gồm 3 điều, đó là: Robot không được làm hại con người, hoặc cho phép con người thực hiện hành vi gây hại; robot phải nghe theo mệnh lệnh của con người, trừ khi mệnh lệnh đó mâu thuẫn với điều 1; robot phải tự bảo vệ sự tồn tại của mình với điều kiện sự bảo vệ đó không mâu thuẫn với 2 điều trên.

robot thông minh
Một robot điều khiển giao thông do ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM chế tạo (Ảnh: Võ Ánh)

Nhiều nước khác cũng đang xem xét vấn đề đạo đức của robot. Năm 2006, nghiên cứu do chính phủ Anh thực hiện dự đoán rằng trong 50 năm nữa, robot có thể sẽ đòi hỏi được có quyền như con người. Mạng lưới nghiên cứu robot châu Âu cũng đang trong quá trình soạn thảo bộ quy tắc sử dụng robot.

Bên cạnh vấn đề quy định sử dụng robot, một số người đang băn khoăn, nếu robot có thể cảm nhận sự đau đớn, chúng có nên được bảo đảm một số quyền lợi hay không? Nếu robot có cảm xúc, chúng có nên được phép cưới con người, hay sở hữu tài sản riêng?

Những câu hỏi này có vẻ xa rời thực tế, nhưng chỉ vài năm trước đây một số cuộc tranh cãi về quyền động vật cũng bị nhiều người cho là không thực tế. Nhưng giờ đây, quyền động vật đang được nhiều người thừa nhận.

(Nguồn: khoahoc )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Sáng nay hàng loạt thuê bao MobiFone bất ngờ bị mất liên lạc (1/4/2016)
Những điều vi diệu mà bạn không thể tin Google có thể làm (1/4/2016)
Cận cảnh chiếc iPad Pro vàng hồng có camera lồi vừa về Việt Nam (1/4/2016)
Ngắm iPhone 7 tuyệt đẹp với nhiều phiên bản màu mới (1/4/2016)
3 xu hướng công nghệ mới về camera mà smartphone thời nay buộc phải chú ý (21/3/2016)
Đánh giá Galaxy S7 và S7 edge: Kiệt tác gần hoàn hảo (21/3/2016)
Cha đẻ của email vừa qua đời ở tuổi 74 (8/3/2016)
Cây Bonsai bay lở lửng (8/3/2016)
Chiếc áo khoác đặc biệt có thể chịu được nhiệt độ tới -200 độ C (8/3/2016)
Công nghệ camera radar 200 kg thu nhỏ còn như móng tay (8/3/2016)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Microsoft đang bí mật phát triển mạng xã hội? (18/7/2011)
iOS, Android tiềm ẩn rủi ro bị “oanh tạc” (18/7/2011)
Xuất hiện trojan đánh cắp thông tin trên Android (18/7/2011)
iPhone 5 sẽ bị hoãn ra mắt do lỗi chip  (17/7/2011)
Ô tô bay đầu tiên trên thế giới chính thức đi vào sử dụng  (14/7/2011)
Khai mạc triển lãm VCW 2011 (14/7/2011)
”Điểm mặt” các nhóm tin tặc đình đám  (14/7/2011)
Ngày 12-7: tạm biệt Office XP và Windows Vista SP1 (13/7/2011)
Chuyện “hoàn lương” của các “hacker mũ đen” (12/7/2011)
Máy tính bảng Windows 8 của Dell sẽ ra mắt vào tháng 10 (12/7/2011)
Điện thoại siêu xe T91 liên tục cháy hàng (11/7/2011)
Ấn tượng với khả năng quản lý bộ nhớ trên Firefox 7.0 Aurora (11/7/2011)
YouTube thử nghiệm giao diện gấu trúc mới (11/7/2011)
Bộ ảnh độc chụp bằng iPhone gắn ống Canon (9/7/2011)
Motorola Droid 3 chính thức “lên kệ” (8/7/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Những sản phẩm công nghệ kì lạ của tương lai
Tìm ra phương pháp chế tạo chip 9nm
Cha đẻ của email vừa qua đời ở tuổi 74
iPhone 5 sẽ xuất hiện nửa đầu năm sau?
Trung Quốc tham vọng xây dựng chuẩn kiến trúc CPU riêng
“Choáng” với cấu hình của Sony Xperia Z3X vừa lộ
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt