Những
tiến bộ phát triển robot có thể gây ra một số nguy hiểm, đặc biệt khi
ngành công nghiệp này đang trải qua những thay đổi sâu sắc.
Robot ngày càng phổ biến
Robot "EveR-3" (Eve Robot 3) của Hàn Quốc cao 157cm, có thể nói chuyện bằng tiếng Hàn
và tiếng Anh (Ảnh: Internet).
Robot đang được sử dụng nhiều trong công nghiệp, các chương trình cứu trợ thảm họa, và nhiều lĩnh vực khác. Các nhà khoa học ở ĐH Tohoku (Nhật
Bản) gửi đi 6 robot để thực hiện sứ mệnh ứng cứu sau thảm họa động đất
và sóng thần hôm 11/3 để tìm kiếm nạn nhân tại những địa điểm nhân viên
tìm kiếm không thể tới.
Một số viện nghiên cứu ở Mỹ cũng gửi 4 loại robot tới Nhật để trợ giúp công tác tìm kiếm. Robot điều khiển từ xa (ROV) được đưa tới những nơi bị tàn phá nhất để tìm kiếm các thi thể mất tích.
GS. Fumitoshi Matsuno ở ĐH Kyoto nói rằng các robot đó đã hoàn thành nhiệm vụ “tốt hơn mong đợi” với sự giúp đỡ của lực lượng tự vệ Nhật Bản.
Trung Quốc cũng đạt được nhiều tiến bộ trong nghiên cứu và phát triển ROV. Một ROV mang tên “Hai Long” do ĐH Jiaotong Thượng Hải phát
triển, có thể lặn xuống độ sâu 3.500m. Đội khám phá đại dương của Trung
Quốc vừa hoàn thành nhiệm vụ khám phá nam Đại Tây Dương với sự giúp đỡ
của Hai Long.
Ở một số nước khác, trí tuệ nhân tạo được phát triển với trọng tâm là tính cơ động và khả năng thể hiện cảm xúc với con người.
Hàn Quốc đang phát triển hệ thống robot sử dụng trong nhiều lĩnh vực,
như quốc phòng, giáo dục và cứu hỏa. Young-Jo Cho, chuyên gia của Ủy ban kế hoạch công nghệ robot,
thuộc Bộ tri thức Hàn Quốc, nói rằng nước này đặt mục tiêu trở thành
một trong những trung tâm sản xuất robot hàng đầu thế giới vào năm 2018.
GS. Tomomasa Sato ở ĐH Tokyo,
nói ông hy vọng chính phủ Nhật sẽ tiếp tục tăng ngân sách cho nghiên cứu
robot. Ông cho rằng trận động đất hôm 11/ 3 có thể hướng công tác
nghiên cứu và phát triển robot của nước này theo hướng thực tế hơn. “Đó không chỉ là vấn đề ngân sách, mà cũng là vấn đề luật pháp và quy định”, Tomomasa nói.
Có nên ban hành luật, trao quyền cho robot?
Vì robot có thể gây một số nguy cơ nếu
sử dụng không đúng cách, Nhật Bản đã ban hành một số quy định về sử dụng
robot, trong đó có quy định cấm sử dụng một số loại robot được sử dụng
trên đường phố.
“Các quy định là cần thiết không
phải vì robot đủ mạnh để gây đe dọa với con người, mà vì việc sử dụng
robot không đúng cách có thể gây họa”, GS. Cao Qixin, phó giám đốc Viện robot thuộc ĐH Giao thông Thượng Hải, nói.
Năm 2007, một nhóm chuyên gia Hàn Quốc
đã soạn ra dự luật robot nhằm ngăn chặn robot lạm dụng con người và
ngược lại. Nội dung của dự thảo gồm 3 điều, đó là: Robot không được làm
hại con người, hoặc cho phép con người thực hiện hành vi gây hại; robot
phải nghe theo mệnh lệnh của con người, trừ khi mệnh lệnh đó mâu thuẫn
với điều 1; robot phải tự bảo vệ sự tồn tại của mình với điều kiện sự
bảo vệ đó không mâu thuẫn với 2 điều trên.
Một robot điều khiển giao thông do ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM chế tạo (Ảnh: Võ Ánh)
Nhiều nước khác cũng đang xem xét vấn đề đạo đức của robot. Năm
2006, nghiên cứu do chính phủ Anh thực hiện dự đoán rằng trong 50 năm
nữa, robot có thể sẽ đòi hỏi được có quyền như con người. Mạng lưới
nghiên cứu robot châu Âu cũng đang trong quá trình soạn thảo bộ quy tắc
sử dụng robot.
Bên cạnh vấn đề quy định sử dụng robot,
một số người đang băn khoăn, nếu robot có thể cảm nhận sự đau đớn, chúng
có nên được bảo đảm một số quyền lợi hay không? Nếu robot có cảm xúc,
chúng có nên được phép cưới con người, hay sở hữu tài sản riêng?
Những câu hỏi này có vẻ xa rời thực tế,
nhưng chỉ vài năm trước đây một số cuộc tranh cãi về quyền động vật cũng
bị nhiều người cho là không thực tế. Nhưng giờ đây, quyền động vật đang
được nhiều người thừa nhận.