Trung
tâm khoa học sản xuất vũ trụ nhà nước mang tên Khrunichev-nhà sản xuất
tên lửa đẩy hạng nặng Proton sẽ được công bố là người dành thắng lợi
trong cuộc thi tuyển chọn nhà sản xuất có quyền chế tạo tên lửa mới cho
các chuyến bay lên Mặt Trăng. Dự kiến, bệ phóng được xây dựng trên sân
bay vũ trụ Vostochny ở tỉnh Amur.
Ngày 2/8, cuộc thi chọn quyền
chuẩn bị dự án sơ thảo cho tên lửa đẩy hạng nặng trên cơ sở tên lửa
Angara được công bố. Người thắng cuộc sẽ phải chuẩn bị dự án sơ thảo của
tổ hợp tên lửa trước 31/5/2013.
Giá cao nhất của hợp đồng là 10
triệu Rub, nhưng người thắng cuộc sẽ nhận được đơn hàng thực hiện toàn
bộ dự án, trong khi giá chế tạo tên lửa đẩy Rus (đã có quyết định thôi
không thực hiện dự án này vào năm 2011) cũng cho sân bay vũ trụ
Vostochny đó được đánh giá là 202 tỷ Rub.
Ngày công bố kết quả
thi tuyển được ấn định là 6/9. Tuy nhiên chỉ có đơn đăng ký dự thi tuyển
duy nhất của Trung tâm Khrunhichev và cuộc thi đã không diễn ra.
Người phụ trách trung tâm
báo chí của Roskosmos Aleksei Kuznetsov cho biết: “Trong biên bản số 2
của hội đồng thi tuyển có nói là người đặt hàng được khuyến nghị ký hợp
đồng nhà nước về dự án dự thảo của tên lửa với người duy nhất tham gia
thi tuyển, đó là Trung tâm Khrunhichev. Vì vậy tuân thủ tất cả các thủ
tục đã được quy định, đơn đặt hàng nhà nước sẽ được ký kết giữa
Roskosmos với Trung tâm Khrunhichev.
Việc không có cạnh tranh trong thi tuyển
là điều ngạc nhiên, bởi trước đó chủ tịch Tập đoàn Tên lửa vũ trụ Energy
Vitali Lopota từng tuyên bố công khai sẽ tham gia đấu thầu, nhưng đến
nay đã không có bình luận gì về việc đã quyết định không tham gia.
Trong
số những người tham gia có tiềm năng phải kể đến nhà sản xuất tên lửa
đẩy Soyuz và Phòng thiết kế chuyên trách trung tâm–mang tên Tiến bộ ở
Samara.
Năm 2010 hãng này đã thắng thầu trong một cuộc đấu thầu
tương tự về thiết kế sơ thảo cho tên lửa Rus, nhưng đơn đặt hàng chế tạo
tên lửa đẩy cuối cùng đã bị bãi bỏ.
Nhiệm vụ kỹ thuật kèm theo
tài liệu đấu thầu thiết kế tên lửa mới cho thấy tên lửa mới phải đảm
bảo đưa các con tầu vận tải có người lái vào quỹ đạo lên Mặt Trăng và
tới các trạm trên quỹ đạo gần Trái Đất.
Tên lửa phải đủ mạnh để
đưa lên quỹ đạo thấp gần Trái Đất với tải trọng hữu ích trên 20 tấn.
Hiện tên lửa đẩy mạnh nhất của Cơ quan vũ trụ châu Âu Arian 5 có thể đưa
lên quỹ đạo thấp đến 21 tấn, nghĩa là ít hơn 2 tấn so với tải trọng hữu
ích mà Proton-M của Nga có thể đưa lên quỹ đạo.