YJ-62 sao chép Tomahawk
Sau
một thời gian dài vật lộn với thiết kế tên lửa chống hạm vượt âm nhưng
không đạt được thành công như mong muốn, Trung Quốc chấp nhận quay về
với các thiết kế tên lửa chống hạm cận âm ít nguy hiểm hơn.
Sự
thất bại này đã phơi bày điểm yếu và hạn chế trong công nghệ tên lửa của
Trung Quốc vốn lâu nay bị che lấp bởi thành công của YJ-82.
Chương
trình tên lửa chống hạm YJ-62 C-602 được khởi xướng vào khoảng cuối
những năm 1990. Tên lửa lần đầu được biết đến vào năm 2005, ra mắt công
chúng vào năm 2006 trong triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải.
Ngay
sau khi tên lửa YJ-62 xuất hiện, đồn đoán về nghi án sao chép công
nghệ bắt đầu được bàn tán. Về ngoại hình, YJ-62 rất giống biến thể tấn
công tàu vận tải phóng từ tàu ngầm của tên lửa hành trình UGM-109
Tomahawk.
Theo quan điểm thiết kế được phía Trung Quốc giới
thiệu, YJ-62 được phát triển với mục đích tấn công các tàu vận tải và
tấn công mặt đất. Điều này củng cố nghi nghờ việc Trung Quốc sao chép
công nghệ từ tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ, dù nước này chưa bao
giờ lên tiếng thừa nhận.
|
Biến thể phóng từ bệ phóng di động của YJ-62. |
Tên lửa YJ-62 được thiết kế và phát triển bởi Viện
công nghệ cơ điện Haiying thuộc Tổng công ty công nghiệp hàng không vũ
trụ Trung Quốc (CASIC).
Tên lửa dài 6,1m, đường kính 0,54m,
trọng lượng 1,24 tấn. Tên lửa được khởi động bằng một động cơ nhiên liệu
rắn trọng lượng khoảng 200kg. Động cơ này sẽ đưa tên lửa đạt tốc độ
khoảng Mach-0,9 sau đó động cơ phản lực sẽ được kích hoạt.
Tầm bắn tối đa của tên lửa được giới thiệu là 400km, biến thể xuất khẩu tầm bắn 280km (các con số này chưa được kiểm chứng).
Tên
lửa có cơ chế dẫn đường kết hợp giữa dẫn hướng quán tính giai đoạn đầu,
giai đoạn giữa tên lửa được dẫn hướng thông qua hệ thống định vị GPS
cho biến thể xuất khẩu và Glonass cho biến thể nội địa, pha cuối tên lửa
sử dụng radar chủ động để khoá và tấn công mục tiêu.
Tên lửa được trang bị radar chủ động với khả năng thay đổi tần số liên tục để giảm khả năng bị phát hiện và kháng nhiễu cao.
Radar
có khả năng phát hiện mục tiêu cỡ tàu khu trục ở cự ly 40km, khoá mục
tiêu ở cự ly 30km, quét mục tiêu trong phạm vi ±40 độ.
Với radar
này, YJ-62 được cho là có khả năng từ bỏ mục tiêu ban đầu để chuyển sang
mục tiêu khác có giá trị hơn tương tự như khả năng của tên lửa Harpoon.
Tuy nhiên, khả năng này không thực sự rõ ràng bởi tên lửa thiếu hệ
thống liên kết dữ liệu hai chiều.
Theo phía Trung Quốc công bố,
tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu ở sâu trong đất liền. Ở chế độ
này, tốc độ tên lửa giảm xuống còn Mach-0,6, tên lửa có khả năng hoạt
động trong môi trường biển động cấp 6.
Tên lửa có độ cao hành
trình khoảng 30m, khi đến gần mục tiêu tên lửa hạ độ cao xuống còn 7-10m
trước khi tấn công. YJ-62 được trang bị đầu đạn bán xuyên giáp nặng
300kg, đầu đạn được trang bị ngòi nổ với 2 cơ chế, tiếp xúc nổ chậm sau
khi xuyên qua vỏ tàu hoặc nòi nổ điều khiển từ xa.
Xét về khả
năng, YJ-62 không phải là tên lửa chống hạm quá xuất sắc, song mục đích
thiết kế của nó là tấn công các tàu vận tải điều này làm cho tên lửa trở
nên nguy hiểm bởi các phương tiện này không có khả năng tự phòng vệ.
Trên
thực tế, vai trò của tên lửa YJ-62 cũng không thực sự rõ ràng. Đã có
nhiều tranh cãi cho rằng YJ-62 là một tên lửa hành trình tấn công mặt
đất chứ không phải là một tên lửa chống hạm. Tuy nhiên ngay cả khả năng
tấn công mặt đất của YJ-62 chỉ là thứ yếu. Nhiều ý kiến cho rằng YJ-62
chỉ là nền tảng để phát triển một tên lửa hành trình tấn công mặt đất
thực thụ.
YJ-62 đã được triển khai hoạt động trên tàu khu trục
phòng không Type-052C thay thế cho YJ-82, với vai trò của YJ-62 là một
tên lửa thiên về khả năng tấn công mặt đất.
YJ-7 “nhiều quá hoá rối”
Trung
Quốc có vẻ như mất phương hướng trong việc phát triển vũ khí nói chung
đặc biệt là tên lửa chống hạm. Có quá nhiều mẫu tên lửa chống hạm được
thiết kế và sản xuất nhưng không có mẫu nào thực sự ấn tượng.
YJ-7
C-701 là một thiết với vai trò tương tự như biến thể không đối đất
AGM-65 Maverick của Mỹ. Trong khi đó, AGM-65 chỉ được thiết kế phóng từ
trên không, còn C-701 lại được thiết kế như một tên lửa chống hạm có thể
phóng từ tàu chiến và bệ phóng mặt đất từ trên không.
Biến thể tên lửa chống hạm C-704, tên lửa này hoàn toàn giống với tên lửa Exocet của Pháp. |
|
Tuy nhiên với tầm bắn chỉ khoảng 20km và đầu đạn
nặng 29kg, C-701 không phải là một tên lửa chống hạm đủ mạnh, mục đích
của thiết kế này để tấn công các xuồng tên lửa hay tàu đổ bộ có tải
trọng khoảng 180 tấn, song khả năng này cũng không mấy hiệu quả. Cuối
cùng, tên lửa được sử dụng cho mục đích không đối đất với khả năng tấn
công nhiều mục tiêu khác nhau. Tên lửa được trang bị đầu tự dẫn quang
điện hoặc radar bước sóng milimet.
Bên cạnh đó, kho tên lửa chống
hạm của Trung Quốc còn có C-704, được xem như biến thể mở rộng của
C-701, được thiết kế để tấn công các tàu chiến có tải trọng từ
1.000-4.000 tấn.
C-704 sử dụng lại toàn bộ công nghệ của C-701
để giảm thời gian phát triển và hạn chế rủi ro. Tên lửa được trang bị
một đầu tự dân mới hoặc radar bước sóng centimet hoặc truyền hình (TV).
C-704 được chính thức giới thiệu tại triển lãm hàng
không vũ trụ Chu Hải năm 2006, tên lửa có thể phóng từ tàu chiến, máy
bay nhưng không có khả năng phóng từ tàu ngầm.
Trong họ này, C-704KD là biến thể không đối hạm của
C-704 được giới thiệu tại triển lãm hàng không vũ trụ Chu Hải năm 2008.
Tên lửa được bổ sung thêm đầu tự dẫn hồng ngoại 2 kênh tín hiệu cho phép
phát hiện các mục tiêu tàng hình. Một biến thể khác với hệ thống dẫn
hướng quang-điện tử cũng được giới thiệu tại triển lãm này.
C-705 được xem là một phát triển mở rộng của C-704
song nó cũng được xem là biến thể thu gọn của YJ-62 sử dụng động cơ
nhiên liệu rắn, biến thể C-705 tập trung vào cải thiện động cơ, đầu đạn
và cơ chế dẫn đường.
CASIC tuyên bố, động cơ của C-705 được
thiết kế theo dạng module có thể bổ sung thêm tầng đẩy thứ 2 để tăng tầm
bắn lên 170km so với 75 km không có tầng đẩy thứ 2.
|
C-705 được xem là nỗ lực hướng tới thị trường xuất khẩu của Trung Quốc. |
Đầu đạn của C-705 nặng 110kg chất nổ cao cho phép nó
tấn công các tàu có tải trọng 1.500 tấn, hệ thống dẫn hướng khá đa dạng
bao gồm quán tính radar, hoặc TV hoặc hồng ngoại, đối với pha giữa tên
lửa được hỗ trợ bởi hệ thống định vị GPS hoặc Glonasss. Sự phát triển
của gia đình YJ-7 được cho là hướng tới thị trường xuất khẩu nhiều hơn
là một vũ khí chủ lực của PLA.
Một trong những cột mốc quan trọng
của C-705 nói chung và tên lửa chống hạm Trung Quốc nói chung là tên
lửa này đã được xuất khẩu công nghệ để sản xuất theo giấy phép tại
Indonesia. Cuối tháng 7/2012 Indonesia và Trung Quốc đã bắt đầu đàm phán
về việc sản xuất loại tên lửa này tại xứ vạn đảo.
Vụ hợp tác này được nhận định mang nhiều động cơ
chính trị, Indonesia có thể không có được nhiều công nghệ tiên tiến
thông qua sự hợp tác này bởi ngay chính bản thân C-705 không hoàn toàn là một tên lửa có công nghệ tiên tiến.
Một
số nguồn tin không chính thức cho biết, mục đích của thương vụ này
ngoài những yếu tố chính trị còn một nguyên nhân khác, Trung Quốc muốn
thông qua sự hợp tác này để tiếp cận tên lửa chống hạm siêu âm P-800
Yakhont mà Indonesia đang sở hữu qua đó hoàn thiện các thiết kế tên lửa
chống hạm siêu âm dang dở của họ. |