Nguyên
mẫu động cơ 11 kilowatt này không sử dụng nam châm có chứa đất hiếm và
dự kiến sẽ đi vào sản xuất thương mại trong năm 2014, công ty cho biết.
Tuy nhiên, dự án sản xuất động cơ không có đất hiếm đã được Hitachi bắt
đầu thực hiện vào năm 2008. Ngoài ra còn có công ty ôtô Toyota cũng đang
hướng tới mục tiêu sản xuất các mặt hàng kiểu này do giá cả của đất
hiếm đang lên cao.
Hitachi Nhật Bản đã chế tạo thành công động cơ điện không
sử dụng nam châm có chứa đất hiếm (Ảnh: Physorg)
Thông thường, động cơ nam châm vĩnh cửu
thường có chứa các chất có trong đất hiếm như neodymium và dysprosium,
nhu cầu về các chất này ngày càng tăng về số lượng do sự gia tăng của xe
hơi và điện. Nhật Bản đã tìm cách giảm sự phụ thuộc vào đất hiếm và đa
dạng hóa các nguồn lực để cắt giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Hiện
Trung Quốc cung cấp hơn 90% trữ lượng đất hiếm cho toàn cầu và đã ban
hành chính sách hạn chế sản xuất và xuất khẩu.
Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu đã
đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 3/2012
về chính sách trên của Trung Quốc. Được biết, đất hiếm được sử dụng
trong một loạt các sản phẩm công nghệ cao, bao gồm cả nam châm cực mạnh,
pin, đèn LED, xe điện, máy nghe nhạc iPod, laser, tua-bin gió và tên
lửa.