banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Tin công nghệ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Ong biết tự chữa bệnh
(phatminh.com) Ong mật có “công nghệ” tự chữa các bệnh nấm khi bệnh lan truyền trong tổ, theo báo Science Daily, trích dẫn công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ.

Tác giả công trình nghiên cứu Michel Simone-Finstrom, Trường Đại hoc North Carolina (Mỹ) cho biết: Khi tại tổ ong xuất hiện loài nấm gây bệnh và có một số cá thể đã bị nhiễm, các ong thợ lập tức thay đổi nhiệm vụ: thay vì đi hút nhụy hoa về làm thành sáp, chúng hút về một loại nhựa cây có tác dụng chống nấm. Rõ ràng là chúng hiểu được việc nào cần ưu tiên, việc nào phải làm trước, việc nào làm sau.

Loài ong mật có khả năng tự chữa các bệnh nấm khi bệnh lan truyền trong tổ.
Loài ong mật có khả năng tự chữa các bệnh nấm khi bệnh lan truyền trong tổ.

Trong điều kiện bình thường, nhiệm vụ của ong thợ là cung cấp sáp cho tổ, nhưng đứng trước mối đe dọa quần thể, chúng tạm thời “chuyển công tác”: tìm kiếm nhựa chống nấm, sơ tán ấu trùng nhiễm bệnh sang các ô cách ly để ngăn sự hình thành các bào tử nấm và chặn đứng sự sinh sôi của nấm.

Ngoài ra, trong tình trạng khẩn cấp, ong thợ không quên nhiệm vụ chính. Chúng cố gắng tăng “năng suất lao động”. Lượng sáp chúng mang về tổ tăng trung bình 45%. Theo các nhà khoa học, đó cũng chính là biện pháp bảo vệ vì sáp ong cũng có tính trừ nấm, ngăn ngừa sự lây lan của loài thực vật ký sinh này.

Các nhà nghiên cứu còn lưu ý ong còn có khả năng “chẩn đoán” bệnh. Những quan sát của họ chứng tỏ chúng còn phân biệt được giữa chủng nấm ký sinh gây bệnh và nấm vô hại.

Mặc dù cơ chế phòng và tự chữa bệnh của ong mật rất hiệu quả, nhưng khả năng của chúng không phải là vô giới hạn. Biết cách chống bệnh nấm, nhưng đối với các loại do vi khuẩn gây ra thì ong chưa biết tự bảo vệ.

Sáp ong tuy cũng có tính sát khuẩn nhưng theo ông Simon-Finstorm: "Đứng trước nguy cơ bệnh tật chung, ong có sản xuất ra nhiều sáp hơn thật, nhưng số lượng đó chưa đủ để ngăn chặn sự nhiễm khuẩn”.

Theo ý ông, kết quả nghiên cứu này rất có ích đối với người nuôi ong: “Thông thường, người nuôi ong chỉ thích những tổ ong ít sáp vì sáp dính làm khó cho việc thu hoạch mật. Nay chúng ta đã hiểu nhiều sáp có nghĩa là lúc đó, nấm bệnh đã xuất hiện, cần phải diệt trừ”.

(Nguồn: khoahoc )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Sáng nay hàng loạt thuê bao MobiFone bất ngờ bị mất liên lạc (1/4/2016)
Những điều vi diệu mà bạn không thể tin Google có thể làm (1/4/2016)
Cận cảnh chiếc iPad Pro vàng hồng có camera lồi vừa về Việt Nam (1/4/2016)
Ngắm iPhone 7 tuyệt đẹp với nhiều phiên bản màu mới (1/4/2016)
3 xu hướng công nghệ mới về camera mà smartphone thời nay buộc phải chú ý (21/3/2016)
Đánh giá Galaxy S7 và S7 edge: Kiệt tác gần hoàn hảo (21/3/2016)
Cha đẻ của email vừa qua đời ở tuổi 74 (8/3/2016)
Cây Bonsai bay lở lửng (8/3/2016)
Chiếc áo khoác đặc biệt có thể chịu được nhiệt độ tới -200 độ C (8/3/2016)
Công nghệ camera radar 200 kg thu nhỏ còn như móng tay (8/3/2016)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Ra mắt màn hình LCD dẻo, không vỡ (10/4/2012)
Ra mắt màn hình LCD dẻo, không vỡ (10/4/2012)
Sắp bán máy in sô cô la 3D (10/4/2012)
Bàn cờ robot (9/4/2012)
Nga chế tạo súng biến người thành thây ma sống (6/4/2012)
Cảnh báo động đất nhờ phần mềm điện thoại (6/4/2012)
Chủ đề và luật thi ROBOCON 2012 (6/4/2012)
Lịch tổ chức vòng loại Miền Bắc Robocon 2012 (6/4/2012)
Thông báo số 2 của BTC Robocon 2012 – Khu vực Miền Trung-Tây Nguyên (6/4/2012)
Google thử nghiệm kính thực tế ảo (5/4/2012)
Trung Quốc: Mang iPad thay vì cặp sách tới trường (4/4/2012)
Đến lúc kết thúc cho đĩa DVD? (2/4/2012)
Châu Âu lập trung tâm chống hacker (30/3/2012)
Năm 2016: Sẽ có 700 triệu thiết bị tích hợp công nghệ NFC (29/3/2012)
Hệ thống wifi miễn phí diện rộng đầu tiên tại Việt Nam (28/3/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Những sản phẩm công nghệ kì lạ của tương lai
Tìm ra phương pháp chế tạo chip 9nm
Cha đẻ của email vừa qua đời ở tuổi 74
iPhone 5 sẽ xuất hiện nửa đầu năm sau?
Trung Quốc tham vọng xây dựng chuẩn kiến trúc CPU riêng
“Choáng” với cấu hình của Sony Xperia Z3X vừa lộ
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt