Milkor MGL Mk 1S sử dụng trong quân đội Việt Nam Milkor MGL là loại súng phóng lựu sử dụng nòng quay, nạp đạn theo cơ chế tự động. MGL sử dụng loại đạn phóng lựu cỡ đạn 40mm chuẩn NATO, có thể nạp được 1 lúc 6 viên đạn và sử dụng cơ chế quay tự động sau mỗi phát bắn để nạp đạn vào nòng súng. MGL được nghiên cứu và phát triển bởi Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Milkor (Pty) của Cộng Hòa Nam Phi, một trong các tập đoàn khá danh tiếng trong lĩnh vực phát triển súng phóng lựu tự động như các phiên bản súng phóng lựu cố định như SAG-30 (sử dụng trên các máy bay đổ bộ) Hawk MM-1 (sử dụng trên chiến trường chống chiến thuật biển người). Năm 1981, Lực lượng vệ binh Cộng hòa Nam Phi (SADF) bắt đầu cần đến một loại súng phóng lựu tự động cầm tay để tăng khả năng chống bộ binh tốt hơn các loại súng phóng lựu chỉ bắn được một lần (SGL) và phải nạp lại rất lâu mới có thể khai hỏa tiếp được. Sau đó, Milkor đã trình lên Bộ quốc phòng Cộng hòa Nam Phi những thiết kế ban đầu của súng phóng lựu hạng nhẹ cầm tay tự động Milkor MGL, dự án này sau đó đã được Bộ quốc phòng Cộng hòa Nam Phi tài trợ, dự định sẽ trang bị và thử nghiệm cho SADF. Sau đó 1 năm, phiên bản thử nghiệm đầu tiên của MGL đã được sản xuất hàng loạt và trang bị cho SADF với các mẫu đầu tiên mang tên MGL Y2, hoạt động khá hiệu quả và nhỉnh hơn rất nhiều so với súng phóng lựu cầm tay cũ của Hoa Kỳ M79 và khẩu M203 tích hợp trên súng trường tấn công M16/M4 carbine. Milkor MGL sử dụng loại đạn phóng lựu cỡ 40mm. Sau đó không lâu, vào tháng 8-1983, MGL được giới thiệu rộng rãi trên khắp thế giới và bắt đầu được đặt hàng hàng loạt. Tính đến nay, đã có hơn 30 quốc gia sử dụng loại súng phóng lựu tự động cầm tay này để trang bị cho các Lực lượng vũ trang và Lực lượng thi hành pháp luật. Cuối năm 1983, súng phóng lựu tự động cầm tay Milkor MGL trở thành súng phóng lựu cầm tay chính của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ (USMC) và các Lực lượng đặc biệt của nhiều quốc gia, đã có đến hơn 50.000 đơn vị quân đội sử dụng loại súng này. Tại Việt Nam, Hải quân đánh bộ và các Lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố cũng được trang bị Milkor MGL, 1/3 trong số đó là mua từ Nam Phi, số còn lại là được sản xuất tại Việt Nam theo giấy phép của Tập đoàn Milkor. MGL đã chứng minh được khả năng của mình trên bất kỳ chiến trường nào, thể hiện độ tin cậy rất cao trên cả sa mạc lẫn rừng rậm, nó thể hiện sự đáng tin cậy và ít khi xảy ra các lỗi trong lúc bắn. Cấu tạo của loại đạn phóng lựu 40mm. MGL là loại súng phóng lựu cơ cấu nạp đạn tự động, sử dụng thiết bị ngắm quang học và bỏ hẳn chi tiết ngắm bằng đầu ruồi cũ như M79 và nhiều loại súng phóng lựu cầm tay của các quốc gia trên thế giới. Khẩu MGL là loại súng phóng lựu có uy lực rất cao trên chiến trường, nó có thể giúp tăng hỏa lực lên rất mạnh cho các nhóm tác chiến nhỏ, đặc biệt là các đơn vị tác chiến đặc biệt trong mọi điều kiện thời tiết khác nhau, nhất là trong các môi trường khắc nghiệt. So với M79 và M203 thì MGL hoàn toàn áp đảo nhờ vào khả năng bắn được liên tục của mình. Nó có thể bắn một lúc 6 viên đạn nổ áp lực cao, thời gian nạp cũng khá ngắn, chỉ 5 giây để nạp đạn và lên nòng lại cho khẩu MGL. M79 và M203 có thời gian nạp đạn lâu và rất khó ngắm bắn trúng mục tiêu do đều sử dụng loại thước ngắm bắn thông thường.Hơn nữa, gia tốc đầu đạn của MGL cao hơn so với M79, gia tốc đầu đạn khi vừa thoát khỏi nòng vào khoảng 125m/s cao hơn khoảng 10% so với M79 thế nên có phạm vi tác chiến cao hơn, đạt vào khoảng 325m trở lại Thiết kế của MGL khá đơn giản, cơ cấu bắn dễ sử dụng nhưng kết cấu của nó rất chắc chắn và độ tin cậy cao, tỷ lệ bắn trúng mục tiêu của MGL rất cao đạt 80% nhờ vào kính ngắm quang học kết hợp thiết bị điện tử và thiết bị ngắm hồng ngoại, có thể ngắm bắn chính xác trong đêm nhờ vào hệ thống ngắm bắn hồng ngoại. Băng đạn quay 6 viên của MGL Milkor Mk 1S. Theo các cơ quan JBL, SAAGT của Châu Âu và Hoa Kỳ nghiên cứu về đầu đạn thì phương bay tiêu chuẩn đi ra từ khẩu MGL khá ổn định và khả năng bắn trúng đã được thử nghiệm, hiệu suất đạt 85% trong mọi điều kiện thời tiết khác nhau. MGL có thể sử dụng được nhiều loại đầu đạn khác nhau và thích hợp cho nhiều mục đích sử dụng, từ quân sự cho đến an ninh dân sự. Nó có thể nạp được loại đạn phóng lựu nổ chống tăng HE, loại đầu đạn nổ áp lực cao HEAT chống bộ binh và các loại đạn sử dụng cho mục đích chống bạo động như đạn hơi cay, đạn chùm và đạn khói. MGL có thể nạp được cùng lúc 6 loại đạn đầu nổ khác nhau và có thể bắn được liên tục nhờ cơ cấu quay tự động của băng nạp đạn. Hiện nay, có một phiên bản dành riêng cho mục đích an ninh dân sự và được sử dụng cho các đơn vị đặc nhiệm và các đơn vị chống bạo động và bảo vệ an ninh thế giới. Phiên bản này là MGL MGL-140 sử dụng loại đạn áp lực thấp LLE dùng cho mục đích an ninh dân sự với nhiều loại đầu đạn sát thương thấp khác nhau. Kính ngắm chuẩn trực của MGL Mk 1S Thiết bị ngắm phản xạ đa chiều của MGL M32. Gia tốc đầu đạn của MGL nếu so với các loại súng khác khá cao, đạt 125m/s, sử dụng cơ cấu hoạt động kép, loại đạn chống bộ binh 40 x 46mm. Khi siết cò và bắn đạn đi khỏi nòng, băng đạn quay sẽ quay theo chiều kim đồng hồ từ phải sang trái. Ngoài ra, MGL còn có một thanh kéo nằm phía bên trên và nằm song song với nòng súng. Súng còn có một khóa án toàn cho phép lựa chọn các chế độ bắn tiêu chuẩn gồm: khóa nòng, bán tự động và tự động hoàn toàn. Nhằm giảm thiểu tối đa các sự cố xảy ra khi làm rơi súng, MGL có khóa tự động, ngay khi ngưng bắn hết băng đạn quay, nó sẽ tự động khóa lại và có thể mở ra bằng nút mở khóa ngay bên cạnh cò súng. Khẩu MGL M32 của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ. Súng được làm hoàn toàn từ vật liệu composite và thép hợp kim chịu lực cao, băng đạn quay được gắn vào một lò xo được xoắn vào để nó có thể kéo bắn đạn quay, và có thể nạp được vào 1 băng đạn mới để tiết kiệm tối đa thời gian nạp đạn vào băng đạn cũ. Báng súng của khẩu MGL được làm từ composite chịu áp lực và chịu nhiệt rất cao để chịu áp lực tốt trong lúc bắn súng có thể bị giật. Nó có thể gấp gọn lại để đi chuyển nhanh hơn và cơ động hơn. Hệ thống ngắm bắn của MGL là một kính ngắm chuẩn trực, sử dụng phản xạ ánh sáng tích hợp với hệ thống nhìn xa quang học và ngắm điện từ. Thiết kế trông khá giống với các kính ngắm của súng trường tấn công, có một điểm laser Laser Dot nhằm ngắm chỉnh tốt hơn để tăng khả năng chính xác. MGL bỏ hẳn cả thiết bị ngắm thông thường như đầu ruồi của M79 hay sử dụng thước ngắm tiêu chuẩn của M203. Ngoài ra, hệ thống ngắm này được thiết kế đặc biệt có thể sử dụng cho các xạ thủ thuận tay phải hay tay trái để ngắm bắn bằng cả 2 mắt một cách chính xác, giúp giảm thiểu tối đa việc ngắm bị ảnh hưởng bởi góc khúc xạ đi qua kính ngắm phản xạ đa chiều của MGL Hiện nay MGL gồm có 5 phiên bản, trong đó 1 phiên bản sử dụng cho mục đích an ninh dân sự gồm: +Mk 1: được sử dụng ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới, độ tin cậy rất chắc chắn và được coi là phiên bản tiêu chuẩn của MGL hiện nay. +Mk 1S: là phiên bản cái tiến của Mk 1, khung của khẩu súng được làm từ hợp kim không bị ăn mòn và chịu áp lực cao, thay thế cho cấu trúc nhôm như của Mk 1. +MGL 140: phiên bản sử dụng cho cảnh sát chống bạo động, nòng súng khá dài lên đến 140mm, cấu tạo chuyên dụng cho việc sử dụng các loại đạn hơi cay và đạn chùm sát thương ở mức độ thấp. +M32: phiên bản sử dụng riêng cho Hải quân Hoa Kỳ USN, sử dụng kính ngắm bắn phản xạ 1 chiều của Hoa Kỳ chế tạo. +Mark 14: mẫu phát triển sử dụng riêng cho các Đơn vị của Bộ chỉ huy các Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ gồm USSOCOM và JSOC của Hoa Kỳ. Loại này có tấm bắn xa hơn so với phiên bản M32, tầm bắn lên đến 450m. Hiện nay, quân đội Việt Nam đang sử dụng phiên bản Mk 1S sử dụng loại đạn nổ áp lực cao khá hiện đại sử dụng song song cùng với súng phóng lựu chống bộ binh tự động. Mk 1S phiên bản sản xuất tại Việt Nam có một số nâng cấp cải tiến để sử dụng được cả loại đạn phóng lựu của Nga và NATO, ngoài ra thiết bị ngắm bắn của được cải tiến ngắm bắn bằng laser và hệ thống ngắm bắn đếm hồng ngoại. |